Nhân dịp Cá tháng tư cùng nghe sự thật về lời nói dối

Nhân dịp Cá tháng tư cùng nghe sự thật về lời nói dối

Con người biết nói dối từ khi lên 2 và sự thật ngỡ ngàng đằng sau mỗi lời nói dối ít ai để ý.

Lời nói dối được ví như một nửa cuộc sống con người. Thậm chí thế giới còn dành hẳn ra một ngày để kỷ niệm những trò đùa vui bằng cách nói khoác, đó là ngày 1/4 hay còn gọi là Cá tháng tư.

Chúng ta biết nói dối từ bao giờ? Và tại sao con người lại nói dối? Hãy đi khám phá bí mật thú vị này của con người nhé.

Một đứa trẻ 2 tuổi đã biết nói dối

Nhân dịp Cá tháng tư cùng nghe sự thật về lời nói dối

Các chuyên gia cho rằng nói dối là trạng thái tự nhiên của con người, bởi thế một đứa trẻ 2 tuổi đã bắt đầu biết nói dối.

Kết luận này dựa trên thí nghiệm với 650 đứa trẻ có độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Chúng được yêu cầu ngồi im và không được nhìn vào một món đồ chơi. Có đến 80% vi phạm vì liếc nhìn món đồ chơi nhưng một số em không thừa nhận khi được hỏi.

Hầu hết trẻ 2 tuổi sẽ dễ dàng bị phát hiện và biểu lộ rõ sự lúng túng khi nói dối. Nhưng khi độ tuổi càng tăng thì khả năng nói dối càng cao. Một số em còn tinh vi che giấu hành vi của mình bằng việc giả vờ không biết món đồ chơi đó là gì.

Nguyên nhân tiềm ẩn của mọi lời nói dối

Vì lợi ích cá nhân

Nhân dịp Cá tháng tư cùng nghe sự thật về lời nói dối

Nhà tâm lý học Tali thuộc trường ĐH College London đã giải thích vì sao con người thường xuyên nói dối bằng phương pháp sinh học, cụ thể là những gì biểu hiện trong não bộ chúng ta khi thực hiện lời nói dối.

80 tình nguyện viên tuổi từ 18 - 65 đã được mời tham gia thí nghiệm của Tali, được phân ra theo cặp A và B. Người A sẽ phải ước tính số tiền chứa trong bình thủy tinh khi nhìn một bức ảnh có độ phân giải cao trong vòng 3 giây. Người còn lại được nhìn hình ảnh với độ phân giải thấp trong 1 giây, nhưng họ nhận được gợi ý từ cộng sự của mình.

Tùy vào kịch bản, sự không trung thực có thể mang lại lợi ích khác nhau cho những người tham gia. Nhóm đầu tiên người A sẽ được lợi nếu người B đoán sai, còn B chỉ được lợi khi đoán chính xác. Nhóm thứ hai người A sẽ không được tiền nếu người B đoán sai. Và nhóm cuối cùng lợi ích của A và B nhận được không liên quan đến nhau.

Kết quả: các ứng viên sẽ nói dối nhiều nhất trong trường hợp đôi bên cùng có lợi, bởi họ nghĩ điều này có thể chấp nhận được. Còn có lợi cho họ mà làm hại người khác thì xu hướng nói dối ít hơn.

Kết luận: Người ta hay nói dối đối với các tình huống ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân.

Vì thói quen

Nói dối cũng cần sự thích nghi bởi lần đầu tiên nói dối chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng những lần tiếp theo thì không.

Các cảm xúc tiêu cực được tạo ra bởi nói dối như sợ hãi, lo lắng, phấn khích do noron amygdala chỉ huy. Khi tần suất nói dối “leo thang” thì não bộ cũng dần thích nghi và phản ứng tiêu cực giảm rõ rệt.

Vì sợ

Nhân dịp Cá tháng tư cùng nghe sự thật về lời nói dối

Lời nói dối không phải lúc nào cũng xấu. Có người nói dối vì sợ làm tổn thương người khác, có người nói dối vì sợ bị đánh giá, sợ bị hiểu nhầm. Những câu nói dối không làm hại ai nhưng nếu lạm dụng thì nó sẽ thành thói quen cực xấu.

 

Mộc Nhĩ

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận