Dự án “điên rồ”, bỏ 500 tỷ đô mỗi năm để cứu lấy Trái đất liệu có khả thi?
- 0
-
0chia sẻ
-
Một dự án nghe có phần hoang đường khi tiêu tốn 500 tỷ đô mỗi năm đang được các nhà khoa học Mỹ xem xét, nhằm cứu Trái đất.
“Trái đất đang ngày một nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao” là một sự thật mà ai cũng biết, nhưng vẫn còn khá nhiều người thờ ơ với vấn đề toàn cầu này.
Theo số liệu từ vệ tinh do Trung tâm Băng tuyết quốc gia Mỹ thực hiện, tính đến tháng 6/2016, băng giá tại Bắc Cực chỉ chiếm khoảng 11,1 triệu km2, trong khi con số trung bình trong 30 năm trở lại đây là 12,7 triệu. Và 1,5 triệu "nhỏ bé" đó tương đương với hơn 6 lần diện tích của toàn Vương Quốc Anh.
Cứ với đà này, các tảng băng trôi sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2030.
Tình trạng đáng báo động này đã khiến các nhà khoa học thuộc ĐH Bang Arizona (Mỹ) đề xuất một dự án có phần điên rồ - đóng băng Bắc Cực.
Nhà vật lý học Steven Desch chia sẻ về ý tưởng của dự án đó là xây dựng một hệ thống bơm đặt ở phao nổi trên biển. Bằng năng lượng từ turbine gió, hệ thống bơm này sẽ có nhiệm vụ đẩy lớp nước ở tầng dưới bị cách ly bởi lớp băng và lớp nước bề mặt lên trên, để nó tiếp xúc với không khí lạnh giá từ -35 tới -40 độ C là ta đã có lớp băng mới ở vùng biển Bắc Cực.
Tiến sĩ Desch chia sẻ: “Ngăn chặn các lớp băng Bắc Cực tan nhanh là việc làm cấp bách lúc này. Mặc dù cố gắng đóng băng Bắc Cưc là ý tưởng điên rồ và gặp nhiều thử thách, nhưng đó cũng có thể được coi là phương án giúp ngăn chặn sự tan nhanh của lớp băng Bắc Cực. Mỗi người trong chúng ta đều cố gắng để làm tốt nhất có thể nhằm hạn chế tác hại tiêu cực ảnh hưởng đến khí hậu ngày nay".
Dĩ nhiên, dự án đóng băng Bắc Cực là một kế hoạch khổng lồ bởi nó tiêu tốn tới 500 tỷ USD mỗi năm và cần kéo dài trong 10 năm với đủ số phao bơm mới có thể che phủ Bắc Cực. Dự án có thể khả thi nếu có sự trung tay góp sức từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngọc Minh
Bình luận