WHO khuyến cáo chỉ dùng tai nghe 1 giờ mỗi ngày để tránh bị điếc

WHO khuyến cáo chỉ dùng tai nghe 1 giờ mỗi ngày để tránh bị điếc

Tổ chức y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra khuyến cáo trên trước thực trạng đang có 1,1 tỷ thanh thiếu niên đang bị đe dọa sức khỏe thính lực trên toàn toàn cầu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người trẻ tuổi bị tổn thương thính lực đã tăng mạnh trong thập niên qua. Vào năm 1994, tỷ lệ trẻ vị thành niên Mỹ bị suy giảm thính lực là 3,5%, song đến năm 2006 thì con số này đã tăng lên 5%.

WHO khẳng định hãy vặn nhỏ âm lượng ngay từ hôm nay để đảm bảo ngày mai không bị điếc vĩnh viễn. hiện đang có hơn 1,1 tỷ người trong độ tuổi từ 12-35 đang đứng trước nguy cơ điếc vĩnh viễn. Những người người trước đây thường có thói quen nghe nhạc âm lượng lớn trên các thiết bị di động, lại thường xuyên tiếp xúc với các sự kiện âm nhạc, thể thao hoặc bar, club cường độ âm thanh lớn. Nhiều người trẻ lại không nhận thấy được điều này bởi ảnh hưởng có thể không thể nhận thấy ngay lập tức.

Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến cáo duy trì độ ồn từ 85dB trở xuống ở nơi làm việc hàng ngày, hoặc phải sử dụng thiết bị bảo hộ. Còn với các sự kiện thể thao, club...  có độ ồn từ 100dB trở lên thì chỉ nên duy trì khoảng 15 phút. Đặc biệt, thanh thiếu niên nghe nhạc trên các thiết bị di động nên giới hạn dưới 1 giờ mỗi ngày, nghe thành nhiều đợt và vặn nhỏ âm lượng khi nghe...

Lấy ví dụ, giọng nói con người thông thường vào khoảng 60 dB được coi là ngưỡng an toàn. Âm thanh của động cơ xe tải khoảng 85dB có thể gây tổn thương nếu nghe liên tục hơn 8 giờ. Song một tiếng kèn Vuvuzela có thể lên tới 120 dB và sẽ gây tổn thương thính lực chỉ sau 9 giây.

Làm việc ở môi trường ồn ào cần có đồ bảo hộ tai 

Theo giáo sư chuyên ngành thính học Kathleen Campbell tại Đại học Y khoa Illinois thì những chiếc tai over-ear hoặc tai nghe chống ồn là khá lý tưởng bởi chúng cho phép người dùng vặn nhỏ âm lượng sử dụng. Nhiều người có xu hướng để âm lượng của tai nghe lớn nhằm lấn át âm thanh xung quanh. Bên cạnh đó, giáo sư Campbell cũng cho rằng "đặc tính của từng loại nhạc cũng ảnh hưởng tới các mức âm lượng khác nhau”, và thực tế là người nghe rock, pop, EDM thường có xu hướng nghe âm lượng lớn.

WHO khuyến cáo cả các nhà sản xuất tai nghe và nhiều tổ chức chính phủ nên cùng nhau tạo ra các quy chuẩn phát triển thiết bị không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Những người tham gia nghe hòa nhạc hoặc tới club nên sử dụng mút tai để cản bớt tiếng ồn.

Bài viết liên quan

Cùng chủ đề

Bình luận