[PAS 2016 Hà Nội] Không thể thiếu tai nghe, ampli đẳng cấp Hi-End

[PAS 2016 Hà Nội] Không thể thiếu tai nghe, ampli đẳng cấp Hi-End

Mặc dù các sự kiện Portable Audio Show luôn hướng tới các tai nghe, máy nghe nhạc, DAC/ampli bình dân mà mọi người đều có thể mua được, song cũng không bao giờ thiếu vắng các thiết bị ở tầm Hi-End với mục tiêu tham chiếu chất lượng.

Đồ Hi-End nói chung không chỉ là đích đến khi chơi âm thanh, mà ngay cả khi chúng ta chưa có hầu bao đủ lớn để mua thì vẫn nên thưởng thức. Việc này giúp cho chúng ta biết được bộ dàn đang có đạt đến tầm nào, liệu có cần nâng cấp hay không, và nếu có thì nâng cấp theo hướng nào...

Hãy cũng Stereo điểm danh lại một số thiết bị Hi-End đáng chú ý nhất trong sự kiện vừa qua:

 

MDR-Z1R là chiếc tai nghe được chú ý nhiều nhất tại PAS 2016 Hà Nội, khiến khách tới sự kiện thường xuyên phải xếp hàng nếu muốn nghe thử. Đã khá lâu Sony mới quay lại phân khúc tai nghe Hi-End, và đây có thể coi là sản phẩm kế thừa MDR-R10 huyền thoại.
Sennheiser HD800 luôn là "thước đo" cho các hệ thống tai nghe Hi-End, gần như không vắng mặt ở bất cứ sự kiện âm thanh di động nào. Phiên bản này được 3KShop "độ" lại với màu sơn như sợi carbon, thay vì màu bạc thông thường, đánh cùng hệ thống iFi Audio từ Anh Quốc.
Một trong những hệ thống được đánh giá cực cao về độ hiệu quả, bao gồm LCD-XC và ampli Lyr 2, đi kèm bộ giải mã Jotunheim
Tuy nhiên, người yêu thích Audeze vẫn ưu thích phiên bản LCD-X hơn dù không có khả năng cách âm tốt, phát huy gần như tối đa hiệu quả khi đi kèm ampli Ragnarok cao cấp nhất của Schiit Audio
Beyerdynamic DT 1990 Pro được ra đời nhằm thay thế DT 990 Pro, một trong những tai nghe cao cấp tốt nhất dành cho basshead cũng như phòng thu chuyên nghiệp
Các tai nghe Beyerdynamic thường yêu cầu cao về nguồn phát, song driver Tesla thế hệ mới của họ cho phép dòng T5p thể hiện ấn tượng khi cắm vào smartphone
Final Audio đến từ Nhật Bản vẫn chưa được biết tới rộng rãi tại Việt Nam, song bất cứ ai cũng sẽ gật gù khi chơi cùng ampli kiêm DAC Hugo TT, phiên bản để bàn của dòng Hugo nổi tiếng với công suất cao hơn
Cặp đôi Campfire Orion và Lyra 2 luôn được coi là lựa chọn lý tưởng trong tầm giá, đặc biệt là nhờ được trang bị sẵn dây tín hiệu cao cấp từ hãng mẹ Alo Audio. Orion gây ấn tượng với khả năng của tai nghe chỉ dùng 1 driver BA, còn Lyra 2 lại có driver dynamic đặc biệt do hãng tự thiết kế
Các tai nghe Campfire luôn đảm bảo độ bền cực kỳ ấn tượng nhờ phần vỏ kim loại, tuy nhiên cảm giác đeo lại rất thoải mái. Dù chưa xuất hiện dòng Vega tại Việt Nam, song Jupiter và Nova vẫn tỏa sáng, và là ví dụ điển hình cho việc không cần quá nhiều driver để đạt được âm thanh tốt.
Số lượng driver phụ thuộc vào triết lý và cách xử lý của mỗi hãng, ví dụ như EarSonics từ Pháp thiết kế dòng tai nghe đầu bảng S-EM9 với 9 driver Balanced Armature ở mỗi bên, và khẳng định rằng âm thanh sẽ giống như bản thu gốc, rất tự nhiên.
Hãng AAW ngày càng được ưa chuộng bởi giá tai nghe custom rất cạnh tranh so với mặt bằng chung, 
Các tai nghe Oriolus của Nhật Bản thường có ngoại hình giống hệt nhau, nên nhiều người không nhận ra đây là chiếc Mellianus mới được thiết kế với 10 driver BA ở mỗi bên theo mô hình 8 đường tiếng, hiện vẫn đang trong thời gian thử nghiệm chưa chính thức bán ra. PAS là sự kiện đầu tiên xuất hiện mẫu tai nghe này!
Trong thời gian tới, Oriolus cũng sẽ tham gia thị trường máy nghe nhạc với dòng DP100 cũng đang trong thời gian thử nghiệm. Máy có khả năng chơi nhạc DSD128 nhờ tích hợp chip DAC ESS9018 nổi tiếng, và hỗ trợ tới 2 khe thẻ nhớ.
Nếu muốn có một chiếc ampli đèn Class A ngọt ngào ở tầm giá trên 20 triệu đồng, hãy cân nhắc Unison Research SH với 2 bóng EL84 đi kèm. Nó có cả mạch giải mã DAC sử dụng chip ESS tương thích nhạc DSD128 qua cổng USB asynchronous.

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận