Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Chỉ còn hơn 1 ngày nữa là triển lãm âm thanh lớn nhất sẽ được tổ chức tại Hà Nội, và còn rất nhiều điều đang chờ đón các bạn trong 2 ngày cuối tuần sôi động của tháng 11/2016.

11. Liệu có “điên” không khi mua dây tai nghe giá vài chục triệu?

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Nhiều người coi audio là một trò hề. Thật vậy, tai nghe và máy nghe nhạc vài chục triệu đồng thì có thể hợp lý, song kể cả các sợi dây tín hiệu cũng có giá lên tới 20-30 triệu đồng, hoặc thậm chí cao hơn, thì thật là không bình thường.

Dây tín hiệu được coi là phụ kiện không bắt buộc nâng cấp, nhưng thực chất thì gần như bất cứ thành phần nào cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Với những người đã tìm được hệ thống có chất lượng âm thanh phù hợp, việc sử dụng dây tín hiệu khác để thay đổi một chút về chất lượng âm thanh là một giải pháp rất hiệu quả.

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Việc nâng cấp dây tín hiệu không có hiệu quả thần kỳ, xoay chuyển 360 độ như so với DAC, ampli hay tai nghe. Song với những người chơi kinh nghiệm thì dây tín hiệu ảnh hưởng rất lớn tới độ méo, trong trẻo của âm thanh. Thậm chí, có nhiều tai nghe phải đi kèm dây tín hiệu đủ tốt mới có thể phát huy hết hiệu quả, ví dụ như Noble Audio Kaiser 10.

Tại PAS 2016 Hà Nội, mọi người có thể thử nghiệm độ hiệu quả của các loại dây tín hiệu như PWAudio đến từ Hong Kong, Audiominor từ Thổ Nhĩ Kỳ, Alo Audio và plusSound đến từ Mỹ... với mức giá khuyến mãi khoảng trên dưới 3 triệu đồng trở lên. Nếu không sẵn sàng chi một số tiền lớn, các phụ kiện dây tín hiệu của Fiio hoặc Linum với giá chỉ trên dưới 1 triệu đồng trở lên sẽ là khởi đầu tốt so với hầu hết dây tín hiệu đi kèm tai nghe.

 

12. Mua máy nghe nhạc làm gì khi smartphone nghe cũng ổn mà?

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Máy nghe nhạc và máy ảnh là 2 thiết bị chịu ảnh hưởng rất nhiều khi smartphone ngày càng phát triển hơn. Nhưng có thể nói là smartphone còn rất lâu mới có thể thay thế được hoàn toàn các thiết bị khác, bởi chất lượng vẫn còn rất hạn chế.

Smartphone bị giới hạn bởi độ mỏng, và đã có quá nhiều linh kiện cần chú trọng hơn như chip SoC, cảm biến vân tay, pin lớn... nên rất khó có thể đưa vào các linh kiện phục vụ cho âm thanh chất lượng cao. Ví dụ như LG đã chọn cách đưa mô-đun âm thanh Hi-Fi ra ngoài cho dòng smartphone G5 đầu bảng.

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Cũng bởi sức ép từ phía smartphone mà các máy nghe nhạc ngày càng phải cải thiện chất lượng âm thanh để giữ chỗ đứng. Các sản phẩm như Fiio X1 gen 2 hay Shanling M1 đều có mức giá chỉ hơn 2 triệu đồng, song âm thanh vượt trội so với phần lớn smartphone. Còn phân khúc khoảng 4,5 triệu đồng góp mặt rất nhiều sản phẩm hấp dẫn như Sony A25, Fiio X3, Shanling M2...

Không chỉ có lợi thế về âm thanh, mà máy nghe nhạc còn sử dụng pin riêng, nên không ảnh hưởng tới thời lượng pin của smartphone vốn đã ít ỏi. Các smartphone vốn để lưu trữ quá nhiều thứ cũng là một vấn đề nếu muốn nghe nhiều nhạc lossless 16-bit hoặc 24-bit.

 

13. Trải nghiệm chất lượng thực sự của tai nghe Bluetooth

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Tai nghe Bluetooth vốn chỉ chê trách nhiều về chất lượng âm thanh, mặc dù việc không có dây tín hiệu sẽ làm tăng độ thuận tiện lên rất đáng kể. Phần lớn người dùng thường xuyên vận động mạnh hay tập thể thao sẽ thích loại tai nghe này.

Trước đây, công nghệ Bluetooth bị giới hạn về tốc độ băng thông truyền tải tín hiệu khá thấp. Tuy nhiên, các kỹ sư đã cải tiến chuẩn Bluetooth 4.0 và 5.0 mới với tốc độ cao hơn, khi kết hợp với codec aptX có khả năng nén nhạc hiệu quả thì chất lượng đã cải thiện mạnh mẽ chất lượng âm thanh. Với công thức nói trên, nhiều hãng tai nghe đã tự tin rằng tai nghe Bluetooth đạt chất lượng không kém gì tai nghe có dây thông thường, bởi sóng không dây có thể truyền tài dữ liệu gần như đầy đủ so với nội dung của đĩa CD tiêu chuẩn 16-bit/44.1kHz.

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Sony là một trong những thương hiệu mạnh nhất về công nghệ trong thế giới âm thanh. Họ phát triển được cả công nghệ LDAC, có khả năng truyền tín hiệu 24-bit qua sóng Bluetooth. Và mới đây thì Qualcomm cũng đã giới thiệu chuẩn aptX HD có hiệu quả tương tự.

Các tai nghe Bluetooth có aptX cũng không còn đắt đỏ, điển hình như Macaw T1000 chỉ 850 nghìn đồng, Partron Croise.R PSB-100 chỉ 990 nghìn đồng, 1More iBFree chỉ 1,39 triệu đồng... mà cũng đi kèm nhiều tính năng khác như độ bền cao, chống nước, sạc nhanh, pin tới 12 giờ...

Ở phân khúc cao cấp yêu cầu gắt gao về chất lượng âm thanh, tai nghe Bluetooth cũng bắt đầu được tin dùng. Sony MDR-1000x với giá 9,99 triệu đồng hay Master & Dynamic MW60 có giá 12,5 triệu đồng là những sản phẩm xứng đáng để các bạn xác nhận chất lượng của tai nghe không dây có đáng “đồng tiền bát gạo” hay không?

 

14. Tự tay nhúng nước kiểm tra độ bền, thử độ “to mồm” của các loa di động

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Ưu tiên hàng đầu khi nói về các loa di động không phải là chất lượng âm thanh Hi-End, mà là độ bền bỉ và liệu âm thanh có đủ nghe hay không? Không một nơi nào tốt hơn Portable Audio Show khi mà hàng loạt loa di động sẽ được mang tới để mọi người thoải mái nghe thử.

Nếu các loa di động có thể đáp ứng được một không gian lớn như khách sạn Pullman Hà Nội thì cũng có thể chơi tốt ở ngoài trời. Các đơn vị tham gia cũng sẽ hỗ trợ việc thử ngâm nước với các mẫu loa di động có tính năng này, để thử xem liệu chúng có hỏng nếu vô tình bị đổ nước hay dính mưa.

Các tính năng khác của loa di động ngày nay cũng rất hấp dẫn. Như Sony SRS-XB3 có tính năng Extra Bass để tăng cường âm trầm sống động hơn, loa Dreamwave Tremor thì tích hợp pin 20.800 mAh nên có thể sạc vài lần chiếc smartphone của bạn.

 

15. Tham gia triển lãm âm thanh di động đầu tiên Việt Nam

Những lý do không thể không tham gia PAS 2016 tại Hà Nội (Phần 3)

Nếu là dân chơi âm thanh, hẳn các bạn đã từng nghe nói với triển lãm Canjam thường xuyên được tổ chức ở nhiều quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh... hay Tokyo Headphone Festival tại Nhật. Lần đầu tiên Việt Nam có một sự kiện với quy mô tương tự, và đó chính là Portable Audio Show 2016.

PAS 2016 lần đầu tiên được diễn ra tại TP. HCM vào tháng 5/2016, và ngày 12-13 tháng 11 sắp tới sẽ diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội (địa chỉ: 40 Cát Linh, Đống Đa). Các bạn không chỉ được giao lưu với các dân chơi âm thanh, công nghệ nối tiếng như Vinh Vật Vờ, Tony Phùng, Hạnh Chee, Hải Yến... mà còn có cả chuyên gia của hãng Chord Electronics từ nước ngoài. Rất hiếm các sự kiện về âm thanh và công nghệ ở Việt Nam có được quy mô lớn như vậy.

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận