Nghe gì trong phòng ngủ?

Nghe gì trong phòng ngủ?

Trong guồng quay cuộc sống với vô vàn những vấn đề phải đối diện hằng ngày, một chiếc giường với nệm êm và gối thơm chưa chắc đã mang lại giấc ngủ ngon. Đôi khi người ta cần nhiều hơn thế để lắng đọng tâm hồn trước khi đi vào giấc ngủ.

Thế giới của những giấc mơ

Nói một cách ví von thì phòng ngủ là thế giới của những giấc mơ. Nhưng để có những giấc mộng đẹp mà không phải là ác mộng, chủ nhân của căn nhà cần đầu tư và chăm chút nhiều hơn cho phòng ngủ một cách khá toàn diện, để nó nâng niu và ve vuốt mọi giác quan của con người, mang lại sự thư giãn gần như tuyệt đối.

Với những tiện nghi mà lợi ích của nó chỉ phục vụ cho các giác quan bề ngoài (xúc giác, thị giác, khứu giác) lắm lúc không đủ xoa dịu suy tư, âu lo thường trực… Khi đó, rất có thể âm nhạc là một trong những liệu pháp tinh thần đơn giản, nhưng hiệu quả.

Vai trò của âm nhạc đối với giấc ngủ tưởng như không có gì phải bàn cãi. Bởi từ thuở lọt lòng, những câu hò, câu ví, những lời hát ầu ơ đã đưa ta vào giấc ngủ. Tới bây giờ, các bà mẹ trẻ không nhớ hoặc  không biết những câu hát đưa nôi, thường chọn giải pháp tiện dụng là bật nhạc từ điện thoại ru trẻ ngủ. Trên các kênh phát thanh và giấc khuya, người ta hay phát đi những bản nhạc thính phòng, giao hưởng nhẹ nhàng như một bước đệm nhẹ để người nghe đi dần vào giấc ngủ.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Phòng ngủ, nên là không gian lắng đọng để con người ta sắp xếp các suy nghĩ và lo toan vào một chiếc hộc, khóa nó lại và cất kỹ thì mới hòng đón giấc ngủ ngon. Để làm được điều này, tối kỵ việc đưa những thiết bị có tính động như TV vào phòng ngủ, bởi nó lại là một kênh để nhồi vào đầu người xem đủ thứ mà không khỏi khiến ta phải suy nghĩ. Các thiết bị di động thông minh cũng không nên xuất hiện trong phòng ngủ. Ở không gian này, chỉ có hai thứ nên xuất hiện, thứ nhất là sách, thứ hai là âm nhạc.

Tạm lướt qua sách, bởi để đọc sách quá dễ dàng, nhất là khi có một chỗ để ngả lưng êm ái như chiếc giường, với ánh đèn đọc sách rọi vừa đủ, tập trung. Còn âm nhạc, nhất thiết phải có dàn máy để chơi nhạc. Song trên thực tế, chưa nhiều người chú ý đến tầm quan trọng của việc chọn bộ dàn nghe nhạc trong phòng ngủ sao cho có ích nhất trên góc độ giải trí, sức khỏe và cảm xúc.

Âm nhạc trong phòng ngủ

Không giống với những phòng chức năng khác trong gia đình, phòng ngủ là không gian lắng đọng để tạo nên sự thư giãn về thể lực và tinh thần tối đa cho con người. Song cũng không bởi thế mà phòng ngủ được phép thiếu năng lượng, nhưng năng lượng ấy thiên về âm tính nhiều hơn. Nó giúp cho con người có xu hướng nhu hơn, buông xả nhiều hơn thì mới mau chóng đạt tới trạng thái thư giãn, bất suy.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Bởi vậy mà phòng ngủ thường có tông màu trầm, ấm, tạo cảm quan về sự ấm áp, vững vàng và an toàn. Ánh sáng trong không gian này cũng rất hạn chế, chỉ mang tính điểm xuyết, gợi cảm hứng nhẹ nhàng để đưa đẩy cho cảm xúc vừa tới, mang lại sự hưng phấn tinh thần nho nhỏ, hay đúng hơn, là một sự tự trấn an, tự thỏa mãn để gạt bớt suy tư.

Mùi hương để dùng cho phòng ngủ (hương thơm từ thảo dược, nước thơm cho ga gối) cũng không nên quá gắt về nồng độ và chất liệu mà thường dịu dàng, mang vị ngọt, mát, dễ được nhiều người chấp nhận. Các chất liệu nội thất khác như rèm cửa, ga gối, nệm, thảm, cũng thiên về tính nhu, mềm mại chứ không phải loại thô, cứng.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Và như vậy, để không đi ngược lại những cảm xúc trên, không có lý gì âm nhạc trong phòng ngủ lại mang những âm hưởng chát chúa của rock, sự hoành tráng có phần thái quá của nhạc cổ điển hay newage hoặc những beat đập khiến gan ruột lộn nhào của techno và dance.

Nhạc trữ tình, những bản jazz nhẹ, nhạc thính phòng, blues, soul, slow rock…, tựu trung lại là những bản nhạc có tiết tấu trung bình và chậm, độ ổn định về tiết tấu cao sẽ là những giai điệu có khả năng mơn trớn và ve vuốt những chất chứa trong tâm hồn để nó được ngủ yên, dù là tạm thời.

Dàn máy trong phòng ngủ

Điều đầu tiên mà chủ nhân một phòng ngủ cần ở dàn máy nghe nhạc là sự tiện ích. Không thể dùng băng cối, đĩa than để chốc chốc phải nhấp nhổm thay đĩa, lật mặt, bật tắt lọ mọ cả đống thiết bị. Nếu bị cuốn vào thiết bị, thì còn gì là cảm xúc và giấc ngủ.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Cần xác định, những thiết bị nghe nhạc trong phòng ngủ phải mang lại tiện ích tuyệt đối cho chủ nhân. Để được như vậy, nguồn nhạc là yếu tố cần lưu tâm. Với những nguồn nhạc lossless, nhạc online, hoặc thậm chí nhạc từ CD, người dùng có thể sử dụng những ứng dụng cài đặt trên thiết bị thông minh để chọn nhạc và điều khiển hệ thống. Không cần ra khỏi giường mà vẫn có thể quản lý, truy cập và thưởng thức hàng ngàn, vạn bản nhạc chất lượng từ trung bình tới cao.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Với những phòng ngủ nhỏ dưới 10 m2, người chơi nên chọn một chiếc loa tích hợp sẵn ampli, ngõ nhận tín hiệu nhạc số từ USB, ổ cứng hoặc phát không dây qua điện thoại. Thị trường có rất sẵn những dòng loa bluetooth dạng này, chỉ từ vài trăm ngàn tới vài triệu là có thể thỏa mãn người dùng.

Nghe gì trong phòng ngủ?
Nghe gì trong phòng ngủ?

Lớn hơn chút, với phòng ngủ có không gian chừng 15-20 m2, có thể tính đến những bộ dàn mini đa dụng với đầy đủ khả năng chơi nhạc từ file lossless hoặc đĩa CD cùng loa công suất mạnh hơn (30 watt/kênh – 50 watt/kênh). Hiện Denon đang là “trùm” trong phân khúc dàn mini. Nếu có điều kiện, nên cân nhắc đến thương hiệu Naim của Anh quốc với model Muso.

Trong trường hợp sở hữu một không gian phòng ngủ lớn, trên 40 m2, chủ nhân hoàn toàn có thể nghĩ tới một bộ dàn lớn, song vẫn tuân theo nguyên tắc tiện ích đặt lên hàng đầu. Đơn giản, và hiệu quả nhất là loa không dây kèm ampli. Hiện thị trường Việt Nam đang phổ biến những thương hiệu loa không dây như Dynaudio, Elac, hoặc cao cấp nữa là Bang & Olufsen. Song xem ra, hai thương hiệu đầu có vẻ khả dĩ hơn bởi chi phí hợp lý.

Về tính tiện ích, loa không dây kèm ampli và DAC của Dynaudio dòng Focus XD có thể được xếp lên hàng đầu. Chỉ cần kết nối với một nguồn phát nhạc lossless là người chơi đã có một hệ thống nghe nhạc hoàn chỉnh. Và kết nối này còn tối giản hơn nữa nếu người dùng sử dụng thiết bị truyền dẫn nhạc không dây của Dynaudio.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Với những bộ dàn thông thường, có một gợi ý không tồi là sử dụng đầu đọc đa năng của OPPO. Đầu đọc này có thể được điều khiển từ điện thoại thông minh để chơi đa nguồn nhạc: từ CD, từ ổ cứng (kết nối trực tiếp với OPPO) và từ file nhạc lưu trong điện thoại. Chi phí không cao, nhưng tiện ích cao và chất lượng âm thanh chấp nhận được.

Trong trường hợp bạn là người nghe khó tính, nên sử dụng một music server có thương hiệu tốt như Aurender, Lumin, Accustic Arts… để làm nguồn phát nhạc. Với các thiết bị này, bạn có thể ung dung bật điện thoại hay máy tính bảng lên điều khiển khắp nơi, miễn còn kết nối với wifi.

Một lưu ý nữa về thiết bị, những cặp loa trong phòng ngủ nên là dòng loa thiên về cảm xúc và sự gần gũi, không nên dùng các dòng loa thiên về trình diễn, hoặc quá tự nhiên theo kiểu studio khô, mộc và chính xác thái quá.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Loa mành cũng là một gợi ý độc đáo nhưng hiệu quả. Bởi loa mành như Magnepan hẹp, không chiếm diện tích và âm thanh của chúng luôn êm dịu, dù chơi lớn cỡ nào, không gây ức chế, khó chịu cho người nghe.

Nghe gì trong phòng ngủ?

Và nếu muốn gọn gàng hơn nữa, loa âm trần hoặc âm tường là giải pháp tối ưu. Hiện các thương hiệu audio có tiếng như Tannoy, B&W, Dynaudio, Totem Acoustic… đều đã phát triển dòng sản phẩm này với chất lượng âm thanh rất tốt, không thua kém những hệ thống stereo cao cấp.

Với mỗi một dòng thiết bị, sẽ mang lại những tiện ích đặc trưng, và kèm theo một số hạn chế nhất định. Người dùng có thể cân đối với nhu cầu sử dụng, đặc thù không gian để lựa chọn. Song tiêu chí tiên quyết cho việc bố trí một hệ thống nghe nhạc trong phòng ngủ là tiện ích, phải được đặt lên hàng đầu.

Kang

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận