Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Những tổn thất do đại dịch gây ra chính là dấu hiệu cảnh báo về những viễn cảnh khủng khiếp hơn mà tự nhiên có thể mang lại. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhận thức và hành động để ngăn chặn dịch bệnh và thiên tai trong tương lai bằng cách chống biến đổi khí hậu và bảo về môi trường.

Mỗi năm ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người tử vong trên toàn thế giới

Ô nhiễm không khí là 1 trong những tác nhân mang nhiều hiểm họa đến sức khỏe như bệnh tim và làm suy yếu hệ hô hấp của con người. Trên thế giới cứ 10 người thì sẽ có 9 người sống trong bầu không khí không sạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 trong số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và bệnh tim đến có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. 

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Các nghiên cứu về dịch SARS năm 2003 đã chỉ ra rằng ở các vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn, những người bị mắc bệnh dịch và có tiền sử bệnh án liên quan đến đường hô hấp, thì sẽ có khả năng tử vong cao gấp đôi so với người khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu của Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 tăng khoảng 15% ở những khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn gia tăng trong những năm gần đây. 

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Chỉ số ô nhiễm không khí trên Thế giới

Chất lượng không khí được cải thiện đáng kể từ khi bùng phát đại dịch

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất nặng nề đến thế giới, nhưng nó cũng góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm không khí trong vài tháng trở lại đây. Ở phía Đông Bắc Hoa Kỳ, chỉ trong tháng 3, mức độ ô nhiễm không khí đã giảm 30%, và ở các quốc gia khác như Trung Quốc và Ý, tỷ lệ ô nhiễm trong không khí cũng được giảm đáng kể.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Việc giãn cách xã hội đã giảm thiểu lưu lượng xe và tình trạng tắc đường. Nhưng đại dịch đã đặt ra những vấn đề khác như rác thải y tế và các dịch vụ giao hàng tại nhà… Những khía cạnh tích cực về ô nhiễm không khí hiện tại chỉ là tạm thời. Khi mọi thứ trở lại bình thường, chúng ta phải cùng nhau thay đổi lối sống để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

70% bệnh truyền nhiễm trên thế giới đến từ môi trường tự nhiên

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm trong vài thập kỷ gần đây đều xuất phát từ môi trường tự nhiên. Một trong những tổn hại mà con người gây ra cho thiên nhiên chính là đốt và làm cháy rừng, dẫn tới phá hủy môi trường của nhiều loài sinh vật hoang dã.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Những loài sinh vật này phải tìm nơi cư trú mới, khiến cho mầm bệnh trong chúng có cơ hội được lan rộng. Bên cạnh đó, càng nhiều loài động vật bị tiêu diệt thì càng nhiều siêu vi khuẩn mất đi môi trường sinh tồn và phải tản ra để tìm vật chủ, khi đó con người rất dễ trở thành nơi cư ngụ của những loài siêu vi này.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Điển hình, thế giới đã từng ghi nhận virus truyền nhiễm bệnh Ebola ở Tây Phi từ loài dơi, virus H5N1 khởi nguồn từ loài chim, và các loại bệnh sốt rét, sốt xuất huyết tại châu Mỹ được truyền từ muỗi hay virus SARS năm 2002 được xác định có nguồn gốc lây nhiễm từ cầy hương.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây truyền 

Hiện tượng nóng lên toàn cầu và thời tiết thay đổi bất thường đã tạo điều kiện cho sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch. Nhiệt độ tăng lên khiến cho hệ miễn dịch của con người ngày càng suy yếu.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Thông thường, cơn sốt sẽ kích thích hệ miễn dịch và tạo ra môi trường với nhiệt độ cao làm suy yếu mầm bệnh – vốn dĩ sinh trưởng mạnh trong môi trường có nhiệt độ thấp. Nhưng khi mầm bệnh thích ứng được với nhiệt độ tăng cao trong môi trường tự nhiên, chúng sẽ dễ dàng thích nghi và tồn tại trong cơ thể con người.

Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của con người lên môi trường

Vào năm 2019, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng chế độ ăn dựa trên thực vật sẽ góp phần bảo vệ môi trường, khắc phục biến đổi khí hậu. Theo số liệu mà Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) đưa ra vào năm 2018, lượng khí thải nhà kính mà ngành chăn nuôi thải ra chiếm 18% trên tổng số lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19

Ngoài ra, những hoạt động chăn nuôi gia súc còn tạo ra một lượng lớn chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Nếu bạn muốn thay đổi chế độ ăn uống trước đây và bắt đầu xây dựng chế độ ăn uống bền vững có lợi cho sức khỏe và môi trường thì đây chính là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện.

Nguồn: TeenVogue

Mây

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận