Không phải lưỡng long nhất thể đâu, màu lông gấu trúc do cái khác quyết định cơ

Không phải lưỡng long nhất thể đâu, màu lông gấu trúc do cái khác quyết định cơ

“Tại sao lông gấu trúc lại có màu đen và trắng?” – Đôi khi câu hỏi rất đỗi hiển nhiên này lại tốn không ít giấy mực của các nhà khoa học.

Với bộ lông có 1-0-2 chỉ duy nhất 2 màu đen và trắng tương phản khiến gấu trúc vừa kì lạ, đáng yêu và độc đáo trong mắt con người. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi tại sao lông chúng lại có màu như vậy không?

Các nhà sinh vật học đã chỉ ra rằng màu sắc của mỗi loài động vật liên quan tới môi trường, tập tính, thói quen của chúng, như để thu hút bạn tình, xua đuổi thú săn mồi hay để ngụy trang. Ví dụ loài báo hoa dù ở châu Phi hay châu Á hay châu Mỹ thì chúng đều có đốm đen trên nền lông vàng. Lý do là vì “bộ áo” này giúp báo hoa có thể trà trộn vào những bóng cây giữa môi trường nắng, từ đó săn mồi hiệu quả hơn.

Còn màu lông gấu trúc lại khá khó lý giải bởi tồn tại tới 2 màu tương phản và xuất hiện mảng lớn chứ không phải lốm đốm phủ khắp cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đến từ Mỹ đã so sánh các vùng lông trên loài gấu trúc với 39 loài gấu, cũng như 195 loài động vật ăn thịt khác, với mong muốn tìm ra được những điểm tương đồng về tập quán cũng như thói quen sinh hoạt giữa chúng. Cuối cùng, lý do được đem ra giải thích cho hiện tượng “đen-trắng” này lại chẳng tương đồng chút nào, đơn giản là vì gấu trúc không phải ngủ đông như anh em cùng loài.

Không phải lưỡng long nhất thể đâu, màu lông gấu trúc do cái khác quyết định cơ

Chúng không ăn thịt mà ăn tre và trúc quanh năm. Tuy ở nơi gấu trúc sống không khó để kiếm thức ăn, nhưng rõ ràng là món ăn này không đủ để giúp chúng tích mỡ ngủ đông. Vậy là gấu trúc vẫn phải đi kiếm tìm thức ăn giữa mùa đông giá rét, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng hàng ngày.

Do đó phần lông trắng sẽ giúp chúng ẩn mình trong tuyết vào mùa đông giá rét, còn phần cánh tay, cánh chân đen lại hữu hiệu để ngụy trang trong rừng trúc vào mùa ấm hơn.

Còn hai hốc mắt màu đen thì do chúng thiếu ngủ? Các nhà khoa học thì lại cho rằng đấy là cách gấu trúc gửi tín hiệu đến các loài thú săn mồi khác: “Đừng động vào, tao cáu đó!”.

Dẫu sao các nghiên cứu trên đây mới chỉ là giả thuyết nghe có vẻ logic. Nhưng nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm tìm ra câu trả lời chính xác, nhằm mở ra các cuộc thảo luận khác về vấn đề này trong giới khoa học.

Nguồn: Sience Alert

Ngọc Minh

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận