Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

Đi nghe nhạc tưởng là đơn giản hóa ra lại không đúng với nhạc cổ điển. Cứ hồn nhiên bước vào phòng hòa nhạc với đầy đủ thói quen mang đậm dấu ấn cá nhân, bạn có nguy cơ châm ngòi cho cả một thảm họa.

Ở Việt Nam, số người được nghe và bị nghe nhạc cổ điển đang tăng dần theo các chương trình biểu diễn thiện nguyện, lượng dàn máy nghe nhạc cao cấp bán ra và số trẻ học piano tăng nhanh. Thực tế ấy manh nha hình thành một tương lai hứa hẹn cho nhạc cổ điển, nhưng để tiếp nhận nó, có lẽ người ta cần sửa soạn lại một số thói quen nhất định, nhất là khi bước vào một khán phòng cổ điển. Để duy trì một trạng thái an toàn tối thiểu cho bản thân và cho cả một buổi diễn, chỉ cần thực hiện tuần tự những lưu ý dưới đây:

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

KIẾN THỨC: Nhằm bổ sung nhanh kiến thức nền để không đến nỗi “vịt nghe sấm”, nên dành thời gian tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, dàn nhạc hay solist của buổi diễn. Nếu có điều kiện, hãy nghe trước những tác phẩm chuẩn bị trình diễn từ ở nhà. Bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng với những gì cảm nhận được khi có cơ hội nghe trực tiếp.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

TRANG PHỤC: Nhạc cổ điển là nghệ thuật chứ không phải nghi lễ. Việc mặc Âu phục là không cần thiết, nhưng được khuyến khích. Có thể chọn cho mình những bộ trang phục mà bản thân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, nhưng tuyệt đối không mang quần cộc, dép lê và áo không cổ tới một buổi hòa nhạc cổ điển.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

GIỜ GIẤC: Việc đến muộn sẽ gây chú ý tức thì, tất cả khán giả sẽ quay ra ngắm bạn, nhất là khi phải đi qua nhiều người mới len được vào ghế của mình. Nên đến trước giờ diễn khoảng 20-30 phút để ổn định chỗ ngồi, xem lại chương trình một lượt. Trong trường hợp bất khả kháng, nếu thấy còn ghế trống gần lối vào thì ngồi tạm, chờ đến giờ giải lao hẵng tìm đến ghế của mình.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

SINH LÝ: Thường một buổi hòa nhạc bắt đầu vào lúc 8h00 tối. Nên dùng bữa nhẹ và hạn chế uống nước trước đó khoảng 2 tiếng để khi nghe nhạc không bị đói quá, cũng không bị ấm ách vì chót ăn quá nhiều hoặc quá gần giờ diễn. Hạn chế uống nước. Nếu chẳng may đang mắc ho hoặc có chứng phát ban mẩn ngứa thì dù có thích đến mấy, cũng nên hủy vé nếu không muốn tạo nên thảm kịch cho cả bạn và những người xung quanh.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

HƠI THỞ: Tới nơi đông người, và thuần người lịch sự, lại ngồi rất gần theo cách bố trí ghế trong phòng hòa nhạc, người ta cần hết sức lưu ý tới hơi thở. Đừng cầm vé lên tay mà chưa vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Hoặc nếu có lỡ ăn tiệm, bạn cũng nên sử dụng một chai nước súc miệng mua ở tiệm thuốc hay siêu thị mini.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

MỸ PHẨM: Người ta không thể cấm một người bị hôi nách đi nghe nhạc cổ điển. Nhưng nếu trót sở hữu mùi hương đặc thù thì cần tìm cách khử mùi trước khi bước vào một phòng hòa nhạc. Mặt khác, không nên sử dụng thứ nước hoa quá gắt bởi nó có thể khiến các hàng ghế bên cạnh lên cơn dị ứng mà không nín được việc hắt-xì-hơi.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

HÀNH VI: Người Việt Nam bắt đầu có thói quen nói to và nói nhiều. Lưu ý khi tới một buổi hòa nhạc, ngay cả khi đứng nói chuyện ngoài sảnh thì cũng nên hạ giọng. Khi đã vào khán phòng, nếu có việc cần kíp trao đổi phải lấy che tay lên miệng và nói thật khẽ vào tai người bên cạnh.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

ĐIỆN THOẠI: Đây là lỗi mà khán giả Việt Nam mắc ổn định nhất. Giữa lúc dàn nhạc chơi pianissimo cực khẽ thì bỗng có một câu cải lương đổ ngọt ngào và dồn dập - vốn là nhạc chuông từ chiếc smartphone nào đó. Nó có thể kéo tuột cảm xúc của toàn bộ dàn nhạc lẫn những người chung quanh. Tắt chuông, thậm chí tắt cả rung của điện thoại để bảo vệ sự an nguy cho buổi diễn.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

TÁN THƯỞNG: Thường người ta chỉ vỗ tay khi nốt nhạc sau cùng của chương cuối cùng đã lắng xuống. Nếu không muốn trở thành solist trong màn vỗ tay thì nên nghe tác phẩm trước ở nhà, hoặc xem tờ chương trình để biết số chương trình diễn, đâu là chương kết. Lười hơn nữa thì chờ những người sành sỏi vỗ tay trước rồi hùa theo. Nếu quá rung động trước màn trình diễn thì có thể đứng dậy vỗ tay và tán thưởng ra miệng bằng từ “BRAVO”.

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

MẠNG XÃ HỘI: Trào lưu livestream trên mạng xã hội đang nở rộ. Nhiều khán giả ở Việt Nam chia sẻ niềm vui bằng cách livestream ngay tại chỗ trong khán phòng. Song âm thanh và hình ảnh nhận được trên Newsfeed là cả một thảm họa, nó hoàn toàn đối lập với trải nghiệm của người thực hiện livestream, chưa kể tới vấn đề bản quyền.  

Đi nghe nhạc cổ điển: Làm gì để không thành thảm họa?

NGHE GÌ - Ở ĐÂU: Có thể tham khảo những website này để cập nhật chương trình biểu diễn nhạc giao hưởng ở HÀ NỘI và SÀI GÒN.

TYPN

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận