Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Trên thế giới, chỉ có ba người có quyền tiếp cận nhà kho bí mật này, nơi đang chứa những cây đàn piano có giá khởi điểm từ 250.000 USD.

Sâu trong tầng hầm của nhà sản xuất Piano Steinway trên phố Steinway ở Astoria, Queens, một người đàn ông ấn ngón tay cái của mình vào một máy quét sinh trắc học nhỏ gắn trên tường trong một hành lang tối, cạnh một cánh cửa không có bảng hiệu. Sau khi nhận ra dấu vân tay là của Todd Sanders, Phó Chủ tịch công ty, cánh cửa mở ra để lộ một hành lang khác.

Cách đó vài bước chân là một cánh cửa hầm bằng thép. Khi mở ra, một giọng nói kỹ thuật số vang lên: “Đã cấp quyền truy cập. Chào mừng, ông Sanders.” Cánh cửa mở ra, ánh đèn sân khấu lung linh đang chiếu xuống những món trang sức của The Vault – sáu cây đàn piano Steinway tuyệt đẹp.

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Lối vào hầm.

Nơi chỉ dành cho người được mời 

Mặc dù hệ thống bảo mật như phim Ocean’s 11 có lẽ hơi quá mức (vì nói cho cùng việc đánh cắp toàn bộ một cây đàn piano lớn từ bên dưới một tòa nhà văn phòng sẽ là một thách thức, ngay cả đối với Danny Ocean), nhưng các tác phẩm mà căn hầm đang cất giữ thì thật sự giá trị.

Nơi đây đang đặt những cây piano phiên bản giới hạn có giá bán lẻ lên đến 200.000 USD. Một cây piano Steinway Model D màu trắng, vẽ tay với những hình ảnh lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà soạn nhạc người Nga Modest Mussorgsky và chân hình đồng hồ chim cúc cu, có giá 2 triệu USD.

Tất cả chúng đều có sẵn để mua, nhưng bạn chỉ có thể vào The Vault khi được mời. Cơ hội diện kiến này chỉ dành cho một số ít khách hàng thuộc hàng top, và phải được hộ tống bởi một trong ba người có dấu vân tay được mã hóa trong hệ thống.

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Lối vào John Lennon “Imagine” – Model B (Spirio) Sterling Vault.

Có gì bên trong căn hầm The Vault?

Hầm The Vault không chỉ để trưng bày, nơi đây còn là nơi thử nghiệm và thực hành âm nhạc cho các nghệ sĩ piano đang tìm kiếm một nhạc cụ phù hợp, nơi những khách hàng VIP thử một cây đàn John Lennon “Imagine” Model B Spirio được mô phỏng theo cây đàn Steinway màu trắng ban đầu mà Lennon tặng cho Yoko Ono vào năm 1971. Với giá 217.000 USD, điều này giải thích tại sao hầu hết người mua muốn được chơi thử trước khi quyết định đầu tư một số tiền không nhỏ.

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Phiên bản giới hạn Imagine Series được mô phỏng theo cây đàn grand piano Steinway màu trắng mà John Lennon tặng cho Yoko Ono vào ngày sinh nhật của bà vào năm 1971. Mỗi cây đàn piano đều có chữ ký của Lennon, chất âm và dấu ấn trên đàn đã biểu thị sự độc đáo của nó.

Để trưng bày những cây đàn piano tuyệt tác, Steinway đã làm việc với các nhà thiết kế để lắp đặt hệ thống đèn công nghiệp hiện đại chiếu sáng từng cây piano một. Điều này không chỉ tạo ấn tượng như chơi trên sân khấu, điều bắt buộc đối với một nghệ sĩ như Lang Lang (hoặc Alicia Keys) đầy khát vọng, mà còn thể hiện những tính năng tốt nhất của cây piano.

Anthony Gilroy, Giám đốc tiếp thị và truyền thông khu vực Châu Mỹ của Steinway giải thích: “Thắp sáng một cây đàn piano màu trắng rất khác với việc thắp sáng một cây đàn piano vân gỗ và cũng rất khác so với một cái gì đó có nhiều màu sơn.” Anh cũng là người dẫn dắt chính cuộc tham quan này, mặc dù không có quyền truy cập sinh trắc học vào The Vault.

Anh giải thích rằng đèn được thiết kế để tạo ra “bất kỳ sự kết hợp màu sắc nào mà bạn có thể mơ ước” để thể hiện rõ nhất các màu sắc tinh tế của lớp hoàn thiện East Indian Rosewood à Macassar Ebony phủ trên một số cây đàn piano. Anh cũng giải thích rằng có những ánh đèn sân khấu “làm cho yếu tố bên trong cây đàn piano nổi lên” và trông đẹp như bên ngoài.

Mỗi cây đàn piano đều được thắp sáng độc lập, vì vậy những vị khách quý có thể tập trung vào một cây đàn piano tại một thời điểm, chuyển từ cây đàn này sang cây đàn piano khác — cho đến khi tất cả các cây đàn piano đều được thắp sáng. Khách có thể kiểm tra kỹ từng cây đàn khi cố gắng chọn giữa chiếc Lalique Heliconia Model A màu đen tuyền được đính pha lê và dát bạc hay chiếc Model B bằng gỗ hồng sắc của Đông Ấn Độ, với tính năng chơi piano tích hợp cho phép cây đàn tự phát nhạc mà không cần có người.

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Bộ sưu tập Crown Jewel: Macassar Ebony– Model B (Spirio).

Căn phòng được thiết kế để tạo ra môi trường tối ưu cho việc lựa chọn mua đàn piano nhằm mang đến cho những khách hàng quan trọng nhất của họ không chỉ một địa điểm riêng để tìm được cây đàn piano phù hợp, mà còn là nơi để trải nghiệm hình thức, âm thanh và cảm giác đặc biệt có một không hai. Điều đó có nghĩa là căn phòng phải hoàn hảo, nói về âm thanh, để thu hút đôi tai sành điệu của một nghệ sĩ dương cầm hòa nhạc hoặc một trong những nghệ sĩ Steinway như Jon Batiste, Billy Joel hoặc Diana Krall.

Điều đó cũng có nghĩa là các cây đàn piano phải được chỉnh âm liên tục. Gilroy giải thích: “Luôn có người làm việc toàn thời gian để đảm bảo những thứ này ở cấp độ hòa nhạc. Vì vậy, tất cả chúng đều có tình trạng tuyệt vời và sẵn sàng tỏa sáng trên sân khấu. Đàn piano cần rất nhiều công sức để đạt và duy trì được đẳng cấp đó. Đó thực sự là một nỗ lực không ngừng nghỉ”.

Công ty 166 tuổi đã nảy ra ý tưởng cho The Vault như một phòng tuyển chọn đàn piano riêng dành cho những khách hàng ưu tú cách đây một thời gian, nhưng giống như hầu hết các dự án xây dựng, họ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. “Chúng tôi không muốn vội vàng vì nó là Steinway,” Gilroy nói. “Một cây Steinway mất 11 tháng để chế tạo từ đầu đến cuối, và căn phòng này có lẽ cũng mất khoảng 11 tháng để hoàn thiện.”

Kết quả là một không gian công nghệ cao mang đến cho khách hàng cao cấp trải nghiệm giống như trong phim gián điệp Bond. Gilroy nói: “Đây không chỉ là một phòng trưng bày bình thường. Chúng tôi có hệ thống ánh sáng hiện đại, hệ thống âm thanh hiện đại, để mọi thứ đều xứng tầm Steinway.”

Có gì bên trong hầm ngầm bí ẩn của bảo vật piano Steinway?

Khung cảnh hầm từ phòng khách.

Trong khi The Vault không mở cửa cho công chúng, xưởng sản xuất Steinway vẫn rộng cửa đón các chuyến tham quan từ tháng 9 đến tháng 6, trước khi trời trở nên quá nóng trong không gian không có máy lạnh khiến đàn piano nhạy cảm với nhiệt và độ ẩm. Nếu bạn thực sự muốn vào căn hầm bí mật này, hãy thử nói chuyện với đại lý Steinway gần nhất rằng bạn muốn có một giao dịch đắt giá. Ngoài ra, cách tốt nhất để nhận được lời mời đến Steinway cũng giống như cách bạn đến với Carnegie Hall: hãy đàn thật hay!

Theo Luxuo.vn

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận