Chữ càng xấu càng thông minh là có cơ sở khoa học cả đấy nhé!

Chữ càng xấu càng thông minh là có cơ sở khoa học cả đấy nhé!

Các thánh chữ “gà bới” đảm bảo sẽ vui sướng, còn mấy đứa cố luyện chữ đẹp sẽ kêu “vớn vẩn” sau khi đọc bài viết này.

Các cụ có câu: “Nét chữ nết người”. Chữ xấu đồng nghĩa với việc học dốt, cẩu thả và tính cách tệ hại?

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra chữ viết càng xấu, lộn xộn lại sở hữu trí thông minh đáng ngạc nhiên và có tiềm ẩn khả năng thiên tài. Khó tin nhưng điều đó là thật!

Lý do là vì những người thông minh có tốc độ suy nghĩ quá nhanh và tốc độ bàn tay không thể theo kịp trí óc. Do đó, chữ viết của họ thường có xu hướng xấu xí và lộn xộn, càng tập trung thì chữ viết về sau càng khó đọc.

Chữ càng xấu càng thông minh là có cơ sở khoa học cả đấy nhé!

Một ví dụ điển hình đó là danh họa Picasso, chữ viết của ông được nhận xét là “xấu khủng khiếp”, thế nhưng các bức họa của ông thì luôn xếp vào hàng “tuyệt tác”. Sức sáng tạo phong phú, dồi dào của ông là điều không ai có thể phủ nhận.

Hay như Albert Einstein, Michael Jackson và Bethoven đều là bằng chứng của ranh giới mong manh giữa chữ xấu – thiên tài.

Não làm việc quá tốc độ sẽ ảnh hưởng tới kỹ năng vận động. Ta có thể thấy rõ những người khiếm thị thì thính giác của họ sẽ tốt vượt trội vì não và kỹ năng vận động chỉ tập trung cho phần nghe để nắm bắt mọi thứ chính xác hơn.

Chữ càng xấu càng thông minh là có cơ sở khoa học cả đấy nhé!

Khi 1 bộ phận cảm giác nào yếu, hệ thống giác quan sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Tương tự như vậy, khi bạn viết chữ không được ngay ngắn, chỉn chu, chính xác... nghĩa là phần não bộ đang "chạy hết tốc lực" đó mà. 

Song, một hội chứng có tên Dsygraphia khiến con người mất khả năng đọc và viết, mặc dù trí thông minh phát triển bình thường. Sự bất thường tại lớp trên của vỏ não khiến trẻ không thể hiểu được đường nét và ký hiệu, họ viết không ai hiểu không đồng nghĩa với việc họ thông minh vượt trội.

 

 

Ngọc Minh

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận