“Bứt rứt khi rời xa, thỏa mãn khi chạm vào”, vì sao smartphone lại gây nghiện đến vậy?

“Bứt rứt khi rời xa, thỏa mãn khi chạm vào”, vì sao smartphone lại gây nghiện đến vậy?

Rất nhiều người thừa nhận âm thanh báo tin nhắn gây ám ảnh không nhỏ đối với họ. Kể cả khi không có ai gửi tin nhưng họ chỉ có thể yên tâm khi liên tục được sờ vào điện thoại kiểm tra.

Hiện tượng bứt rứt chân tay, khó chịu hay thậm chí rơi vào hoảng loạn nếu không tìm thấy smartphone không còn xa lạ trong đời sống công nghệ điện tử. Lý giải dưới góc độ tâm lý học thì việc kiểm tra điện thoại khiến não bộ sản sinh dopamine – hormone tạo cảm giác “khoan khoái”, hạnh phúc, vui sướng. Nó cũng xảy ra khi chúng ta mua một que kem hay nghe một bài hát yêu thích.

“Bứt rứt khi rời xa, thỏa mãn khi chạm vào”, vì sao smartphone lại gây nghiện đến vậy?

Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh của khoảng 0,3% neurone thần kinh. Một phần số neurone đó tác động đến việc kiểm soát cử động. Nhưng một số khác lại can thiệp vào trạng thái ham muốn và khoái lạc. Khi lượng dopamine giảm thấp, họ cảm thấy có nhu cầu phải đưa nó trở về mức dễ chịu cũ.

Tác giả cuốn sách “Can’t Just Stop: An Investigation of Compulsions”, Sharon Begley khẳng định cảm giác muốn kiểm tra điện thoại cũng có cùng cơ chế như trên. Kiểm tra điện thoại giúp làm tăng niềm vui, giúp lượng dopamine đang sụt giảm được cân bằng.

“Bứt rứt khi rời xa, thỏa mãn khi chạm vào”, vì sao smartphone lại gây nghiện đến vậy?

Đây là một hiện tượng tâm lý chung nên mọi người không cần phải quá lo lắng. Nếu thói quen kiểm tra điện thoại liên tục gây ảnh hưởng tới đời sống và công việc thì hãy tự đặt ra giới hạn cho bản thân, giảm tần suất nhìn vào màn hình.

 

Ngọc Minh

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận