20 hình ảnh quảng cáo gây ám ảnh

20 hình ảnh quảng cáo gây ám ảnh
Mỗi điếu thuốc được rút ra là một chiếc răng chẳng còn.

Social advertising (tạm dịch: Quảng cáo cộng đồng) ám chỉ những bức hình hoặc video quảng cáo truyền tải vấn đề xã hội đang còn tồn tại nhức nhối và vẫn còn e ngại khi được nhắc tới.

Bằng những ý tưởng sáng tạo mà các nhà thiết kế social advertising đã truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, một lần nhìn là chẳng thể nào quên. Cách thể hiện những vấn đề xã hội như hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, ngăn chặn lao động trẻ em, hay săn bắt động vật quý hiếm cũng có thể hài hước, mà cũng có thể khiến ta dừng chân đứng lại và lặng im suy nghĩ.

300.000 trẻ bị ép phải tham gia chiến tranh thay vì đến trường học.
Mặt trái của "selfie" (chụp ảnh tự sướng), chạy theo lối "sống ảo" để nhận được sự quan tâm chú ý trên các trang mạng xã hội đang trở thành mặt tiêu cực của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên.
Hãy xem đồ ngọt và chất béo đã và đang làm gì cơ thể bạn nếu ăn chúng quá đà.
Cho đi sẽ được nhận lại. Máu của bạn có thể cứu được cả một mạng sống khác.

20 hình ảnh quảng cáo gây ám ảnh

Một thông điệp hiến tặng nội tạng tại Trung Quốc.
Trẻ em còn ít được ra ngoài hơn cả tù nhân.
Lao động trẻ em bất hợp pháp. Nhưng nếu bạn không lên tiếng thì vấn nạn này mãi không ngừng.
Một thông điệp của Unicef: Thế giới mà chúng ta hướng tới là một nơi mà bức ảnh này chẳng có ẩn ý nào khác.
Trẻ tự kỉ càng xa chúng ta bao nhiêu, thì ta càng khó tiếp cận với chúng.
Cần thêm nhiều con đường dành riêng cho người khuyết tật di chuyển trong thành phố.
Bức ảnh giúp tăng nhận thức về sự cô đơn ở người già.
Poster đến từ chương trình Lương Thực Thế Giới (WFP): Chút đồ ăn thừa của bạn là cả một gia tài của người nghèo.
Rốt cục rác phải "khủng" cỡ nào thì bạn mới biết bỏ vào thùng?
Hậu quả của việc sử dụng điện thoại khi lái xe.
Môi trường sống của chúng ta đang chả khác nào bệnh nhân sắp chết trên giường bệnh.
Sa mạc hóa đã không còn là chuyện đùa.
Bạn nhìn thấy gì? Lông thú? Tỉnh lại đi! Chỉ là một bà mẹ và đàn con mà thôi.
Pokemon là có thật. Hãy cứu lấy chúng - Một thông điệp đến từ Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF).
Dùng công nghệ để chống bạo lực. Chức năng nhận diện khuôn mặt còn nhận ra cả dấu vết bạo lực, hãy tag người mà bạn muốn chia sẻ vào ô vuông nhỏ đó.


Nguồn: Bright Side

 

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận