OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

ĐÁNH GIÁ CHUNG

OPPO R7s giống như là một biểu tượng chung của thương hiệu này: Thiết kế cao cấp, sang trọng, cấu hình vừa đủ dùng, “tự sướng” tuyệt vời và một vài điểm yếu cỗ hữu mà hãng vẫn chưa hề thay đổi được.


ƯU ĐIỂM

Thiết kế cao cấp, sang trọng
Màn hình lớn, đẹp
Camera trước chất lượng tốt
Nền tảng ColorOS đa năng


NHƯỢC ĐIỂM

Vẫn còn tình trạng lag giật
Giá chưa tốt


GIÁ THAM KHẢO

9,490,000 VNĐ


Thông số kỹ thuật

Màn hình: AMOLED 16 triệu màu, 5.5″, 1080 x 1920 pixels
Camera sau: 13 MP, Quay phim FullHD 1080p@30fps
Camera trước: 8 MP
Hệ điều hành: Android 5.1 (Lollipop), ColorOS 2.1
CPU: Snapdragon 615, 8 nhân, Quad-core 1.5GHz + Quad-core 1.0GHz
Chip đồ hoạ: Adreno 405
RAM: 4GB
Bộ nhớ trong: 32 GB
Hỗ trợ thẻ tối đa: 128 GB
Số khe SIM: 2 SIM 2 sóng, 1 Nano + 1 Micro
Dung lượng pin: 3070 mAh
Kết nối: Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac, Wi-Fi hotspot


ĐIỂM

7/10 điểm

Chỉ trong vòng 2 năm, OPPO đã trở thành một trong những thương hiệu điện thoại được biết tới nhiều nhất tại Việt Nam với các mẫu smartphone rất đáng chú ý, tiêu biểu như Find 7, R5 hay mới đây hơn là dòng R7 Series. Thiết bị mới nhất trong dòng sản phẩm này là chiếc OPPO R7s với điểm nhấn là thiết kế cao cấp, sang trọng và bộ nhớ RAM lên tới 4GB. Tuy nhiên, nếu bạn đang thắc mắc với mức giá lên tới 9,5 triệu đồng thì trải nghiệm mà máy mang lại có xứng đáng hay không, hãy tham khảo bài đánh giá dưới đây.

Thiết kế

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Đây là một đặc điểm luôn được OPPO chú trọng đầu tư trên hầu hết các thiết bị di động của hãng, đặc biệt là dòng R series. Kể từ mẫu OPPO R1 ra mắt cách đây hơn 3 năm, hãng đã sử dụng các chất liệu cao cấp như nhôm nguyên khối và kính cường lực rồi, và với R7s thì mọi thứ đều được nâng cấp, từ khung nhôm nhám cứng cáp, các đường cắt xẻ tỉ mỉ cho tới mặt kính Gorilla Glass 4 cong 2.5D ở mặt trước. Với độ mỏng chỉ 7mm, trông máy thực sự rất hấp dẫn, dù có thể nhiều người sẽ chê là quá giống iPhone.

Đối với cá nhân tôi thì OPPO R7s mang một thiết kế có thể coi là "chuẩn mực" với các yếu tố cân bằng giữa cả thẩm mĩ và độ thoải mái. Các góc cạnh bo tròn đủ để không làm cấn tay, thân máy đủ mỏng để cầm nắm dễ dàng, đủ nặng để không cảm thấy "rẻ tiền" và đủ cứng cáp để tránh các vết móp méo do va đập trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, máy vẫn còn một số điểm trừ như đường vát viền quá sắc, cho cảm giác hơi khó chịu khi cầm lâu, 2 miếng nhựa ở lưng máy khá thô và "vô duyên", còn loa ngoài thì nằm đúng vị trí mà tay chúng ta đè vào khi cầm máy theo chiều ngang, dễ gây nghẹt tiếng.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Hầu hết các thiết bị cao cấp hiện nay đều được trang bị mặt kính cường lực vát cong nhẹ ở viền, gọi là 2.5D. Bằng cách này, máy sẽ có cảm giác bóng bẩy hơn, thao tác vuốt từ viền sẽ êm tay hơn, nhưng đó chỉ là khi chúng ta không dán màn hình.

OPPO đã hào phóng dán sẵn cho chúng ta một tấm dán chống xước cho mặt trước, nhưng nó lại là loại phẳng nên sẽ không bao được hết phần viền cong mà nằm "lơ lửng" ở giữa, nhìn đã không đẹp rồi mà dùng thì còn thấy khó chịu hơn. Các thao tác vuốt từ viền sẽ không hề trơn tru bởi ngón tay sẽ chạm vào phần mép của miếng dán. Đây là một điểm trừ chung của các mẫu máy có mặt kính 2.5D mà tôi cực kì không thích. Dù sao thì nếu muốn tránh, bạn vẫn có thể bóc miếng dán ra hoặc tìm mua những loại đặc biệt có thể bao phủ cả phần cong của lớp kính phía dưới.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Miếng dán màn hình loại thường nằm "lưng chừng", gây mất thẩm mĩ và khó chịu trong quá trình sử dụng.

Hầu hết các mẫu máy trước đây của OPPO đều được trang bị ba phím điều hướng cảm ứng bên ngoài màn hình, và chỉ một vài mẫu còn lại, ví dụ như R7 Plus hay R7s thì có phím ảo nằm bên trong. Có lẽ vì điều này mà hãng lại chưa tối ưu hóa tốt cho chúng. Trong quá trình sử dụng, tôi phát hiện ra rằng ba phím ảo này sẽ không ẩn đi khi xem ảnh theo chiều ngang bằng ứng dụng gốc mà sẽ che mất một phần của ảnh luôn, rất khó chịu.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung
OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung
OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Màn hình

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Tấm nền AMOLED fullHD của OPPO R7s cho chất lượng tốt về cả màu sắc, độ sáng, tương phản nhưng vẫn ám vàng nhẹ - điểm yếu cố hữu mà bất kì chiếc smartphone màn AMOLED nào cũng gặp phải. Bên cạnh đó, do dùng ma trận điểm ảnh Diamond nên độ chi tiết của máy sẽ kém kha khá so với những tầm nền IPS fullHD cùng kích thước. Sử dụng thực tế thì chúng ta sẽ khó có thể thấy được sự khác biệt ở khoảng cách 30 - 40 cm so với màn hình, nhưng một khi đã đưa lại gần thì viền của các chi tiết, ví dụ như chữ hay icon sẽ bắt đầu có cảm giác bị nhòe rõ ràng.

Riêng về màu sắc, đúng là máy không còn bị quá rực rỡ như các tấm nền AMOLED cũ nữa nhưng tình trạng bệt vẫn có thể xảy ra với những bức hình có độ bão hòa màu cao, trong khi độ tương phản của màn hình có thể dẫn đến nhức mỏi mắt nếu chúng ta nhìn lâu vào buổi tối. Bù lại, OPPO trang bị tính năng bảo vệ mắt bằng cách phủ lên màn hình một lớp màu đỏ hoặc vàng tùy theo mức độ cài đặt.

Giao diện ColorOS

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Thường thì tôi sẽ không dành phần đánh giá riêng về giao diện người dùng, nhưng với các máy OPPO thì đây là vấn đề rất đáng nói. Thứ nhất là hãng đang cố gắng rất nhiều để biến ColorOS trở nên giống iOS hơn, từ cách sắp xếp ứng dụng, cửa sổ đa nhiệm cho tới các hoạt họa animation. Tuy nhiên, có vẻ là do tùy biến quá nhiều nhưng chưa tốt mà trải nghiệm người dùng lại bị giảm đi đáng kể ở một số phần.

Nhìn chung, các hiệu ứng như đóng, mở ứng dụng đều mượt mà một cách tối đa, nhưng một số khác thì lại cực kì giật lag, ví dụ như khi mở cửa sổ đa nhiệm. Sự lag giật tất nhiên không ảnh hưởng tới hoạt động của máy, nhưng nó lại phần nào phản ánh được trải nghiệm chưa hề hoàn thiện mà OPPO mang lại.

Vấn đề này thậm chí còn "thảm họa" hơn nữa đối với một vài ứng dụng, ví dụ như Google Keeps. Không hiểu vì lý do gì mà tất cả các thao thác trong ứng dụng này đều rất chậm chạp, tốc độ khung hình thấp và cho cảm giác như ta đang dùng một chiếc máy với cấu hình siêu "cùi bắp" vậy.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Màn hình khóa mới của OPPO bây giờ đã bị tối giản hóa quá mức, đến nỗi mà ngoài việc vuốt lên để mở khóa thì nó chẳng làm được gì cả. Các hãng khác, kể cả Android gốc thì luôn được phép thêm phím tắt như mở Camera hay trình gọi điện ngay từ màn hình khóa, nhưng OPPO lại loại bỏ đi và yêu cầu người dùng phải sử dụng tính năng "Cử chỉ khi màn hình tắt" để mở nhanh ứng dụng khi đang khóa máy.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Chế độ dùng một tay thu nhỏ màn hình tới mức chỉ còn khoảng 3.7 inch, không đủ để thao tác thoải mái.

Thực tế mà nói thì các tính năng cử chỉ khi bật và tắt màn hình tỏ ra cực kì hiệu quả, ví dụ như chỉ cần vẽ chữ O để mở camera, V để mở đèn pin, nhấn đúp nút Home để khóa màn hình... Đây là một trong những điểm đáng khen của các sản phẩm thương hiệu OPPO nhưng lại chưa thể làm chúng nổi bật hơn, bởi có rất nhiều thiết bị khác, nhất là các sản phẩm đến từ Trung Quốc thì cũng được tích hợp sẵn những tính năng tương tự rồi.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Ở các mẫu máy mới đây, OPPO đều trang bị tính năng chụp cuộn màn hình, nghĩa là người dùng có thể chụp ảnh màn hình với nhiều trang hơn theo chiều dọc, thích hợp để lưu lại cả một trang web hoặc một danh sách dài. Đây là điểm cộng lớn cho OPPO R7s bởi hiện không có nhiều smartphone trên thị trường làm được.

Hiệu năng

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Ngoài vấn đề lag giật như đã nói ở trên, hiệu năng của OPPO R7s cũng chỉ ở mức trung bình. Các game nặng như Asphalt 8 hay game online 3D như The Sims FreePlay đều có thể chơi được ở mức cấu hình cao nhất dù chưa thực sự mượt mà. Thời thiết Hà Nội đang rất lạnh trong vài ngày nay nên tôi chưa thể xác nhận được rằng máy có bị nóng quá khi thực hiện các tác vụ nặng hay không, nhưng theo phản ứng từ phía người dùng thì có lẽ điều này sẽ không thể xảy ra, trừ khi bạn sử dụng máy dưới cái nắng cực độ của mùa hè.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Điểm benchmark của R7s đạt 35.638 điểm, và không hiểu sao AnTuTu lại cho rằng máy sử dụng Snapdragon 616 chứ không phải 615.

OPPO R7s là một trong số ít các thiết bị giá dưới 10 triệu đồng mà được trang bị RAM lên tới 4GB. Đây cũng là một điểm nhấn lớn trong cả việc quảng bá sản phẩm và đảm bảo được trải nghiệm đa nhiệm tốt nhất. Để thử nghiệm, tôi đã mở tới gần 20 ứng dụng cùng lúc, bao gồm Asphalt 8, The Sims Freeplay, Flickr, VLC, Facebook, Instagram, Camera, Cài đặt... nhưng máy vẫn không phải tải lại bất kì ứng dụng nào, trong khi RAM thì vẫn còn trống tới 1GB. Khi vừa khởi động máy lên, các ứng dụng nền và hệ thống chỉ chiếm khoảng hơn 1GB RAM. Đồng thời, máy cũng trang bị sẵn tính năng xóa RAM tương tự như Clean Master, dù thực tế thì phương pháp này có thể không hiệu quả được như mong đợi.

Nhìn chung, OPPO R7s vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng ở một mức độ tạm được nếu bỏ qua tình trạng lag giật do chưa tối ưu tốt, nhưng khi đem so với nhiều đối thủ khác như Galaxy A7, Xperia M5 hay thậm chí là Zenfone 2 bản RAM 4GB thì có lẽ R7s sẽ phải chào thua một khoảng khá xa.

Pin

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Đây cũng có thể coi là một điểm cộng cho OPPO R7s, bởi dù chỉ có viên pin 3050mAh nhưng máy vẫn có thể trụ được đủ một ngày với nhu cầu sử dụng trên trung bình. Tôi đã thử nghiệm dùng máy để chơi game, nghe nhạc, xem phim, lướt web, Facebook, Instagram qua Wifi và 3G, chụp ảnh với mức độ vừa phải từ 8 giờ sáng thì tới 11 giờ đêm cùng ngày máy mới cần phải sạc lại. Thời gian sáng màn hình cũng dễ dàng cán mốc 5 tiếng. và rất ít khi đạt dưới 4 tiếng dù không bật chế độ tiết kiệm pin.

Nhờ công nghệ sạc nhanh VOOC do chính OPPO phát triển, viên pin bên trong R7s có thể được sạc đầy chỉ trong khoảng hơn 1 tiếng cắm sạc, nhanh hơn khá nhiều so với các chuẩn sạc của Qualcomm hay Samsung.

Camera

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Tôi vẫn thường nghĩ rằng các thiết bị của OPPO đều có camera trên mức trung bình nếu đem so với các đối thủ sau khi được dùng OPPO R1, Find 7, N3, R7 Plus và nhiều mẫu máy khác. Với R7s thì truyền thống này vẫn được giữ gìn, dù với mức giá 9,5 triệu đồng thì chúng ta vẫn có thể tìm được vài cái tên khác làm được tốt hơn.

Giao diện chụp ảnh của OPPO R7s được làm mới một chút, gọn gàng, dễ dùng hơn nhưng lại... quá giống nền tảng iOS, từ cách sắp xếp các yếu tố cho tới những biểu tượng trên màn hình. Tuy nhiên, bù lại thì người dùng sẽ thấy nhiều tính năng và chế độ chụp hơn hẳn những chiếc iPhone, ví dụ như Ultra HD (nội suy độ phân giải lên 25MP cho mỗi bức ảnh), Beautify (làm đẹp da), chụp ảnh động, phơi sáng, chụp ảnh RAW, chế độ chuyên gia, phơi sáng kép hay Siêu Macro. Nếu bạn là một người dùng bình thường thì sẽ thấy chế độ tự động là đủ dùng, nhưng nếu muốn "nghịch ngợm" với camera thì các tính năng còn lại sẽ tỏ ra cực kì hữu hiệu.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Về chất lượng ảnh, OPPO R7s có thể mang lại những bức hình đẹp trong nhiều điều kiện khác nhau, từ đủ sáng cho tới trong nhà, nhưng khi chụp đêm thì máy vẫn chưa thực sự tỏ ra hiệu quả do khẩu độ ống kính f/2.2 và không có chống rung quang học, trong khi khả năng xóa nhiễu thì lại hơi "quá tay".

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Ảnh chụp đủ sáng cho chi tiết tốt, hơi ngả vàng, tương phản chưa ổn và khả năng khóa phông vừa đủ do khẩu độ ống kính không lớn.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Ảnh chụp đủ sáng trong nhà cho màu sắc chính xác, chi tiết vừa phải nhưng tương phản vẫn kém.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Khi ánh sáng phức tạp, máy tỏ ra khá khó khăn trong việc lấy nét, không tự động bật HDR nếu ngược sáng và cũng không có chống rung để chụp ổn định hơn.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Độ chi tiết khi chụp với ánh sáng nhân tạo chỉ vừa đủ, bạn vẫn cần chỉnh sửa lại nếu muốn có một bức ảnh đẹp.

Thực tế, camera trước 8MP mới là điểm mạnh của OPPO R7s với góc chụp rộng, độ chi tiết cao và khả năng làm đẹp da hiệu quả kèm hàng loạt những hiệu ứng màu "lung linh". Thậm chí, tôi còn thấy ảnh chụp từ camera trước của R7s (và rất nhiều mẫu máy khác của OPPO) đôi khi còn đẹp hơn cả ảnh chụp từ camera sau nữa.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Điểm trừ duy nhất của camera trước trên OPPO R7s là chế độ làm mịn đôi khi hơi "ảo" quá mức, dễ làm mất độ chân thực của làn da.

Khả năng quay video của R7s chỉ ở mức đủ dùng với độ chi tiết ổn, cân bằng trắng tốt, màu sắc trung thực nhưng rất dễ rung nhòe do không có cả chống rung quang học lẫn điện tử. Bù lại, người dùng có thể quay được video slowmotion với chất lượng vừa phải.

Âm thanh

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung
Dù không được quảng cáo nhiều nhưng OPPO cũng trang bị khá tốt cho khả năng nghe nhạc của R7s. Giao diện Homescreen của máy không có widget nghe nhạc mà được thay bằng một trang màn hình riêng, gọi là Music Space, có thiết kế đẹp mắt và đầy đủ các tính năng cơ bản. Khi mở ứng dụng nghe nhạc thì chúng ta vẫn thấy một trải nghiệm hình ảnh tương tự với bìa Album chiếm gần hết màn hình, phần nền được làm mờ, đổi màu, hiển thị lời bài hát, cho phép tìm kiếm bài hát chưa biết tên như kiểu SoundHound và duyệt nhạc bằng Album, Ca sĩ hay Folder.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Đây là giao diện nghe nhạc chính.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

...và đây là các tính năng phụ trợ: Music Space, nhận diện bài hát và Menu cài đặt.

Trình nghe nhạc này có thể chạy được file FLAC và những định dạng cơ bản khác như MP3, M4A, WAV, AAC... nhưng không có các tính năng tuy biến âm thanh, trừ Dirac HD Sound (chỉ dành cho tai nghe).

Bởi chiếc tai nghe bên trong hộp máy chỉ là loại earbud chất lượng thấp nên tôi sẽ sử dụng chiếc Sony XBA-300 để đánh giá chất lượng âm thanh từ R7s. Nhìn chung thì cũng như bao mẫu điện thoại khác, khả năng phát nhạc qua tai nghe của R7s chỉ dừng ở mức vừa đủ với nhu cầu của một người dùng thông thường với độ chi tiết ổn, thiên về các dải âm trung, trong khi bass thì vừa phải, hơi nông, tỏ ra kém kiểm soát, hay kéo đuôi và treble không mấy rõ ràng, đôi khi cho cảm giác bị lẫn vào nhau chứ không hề tách bạch.

Đó là khi nghe "chay", còn nếu bật chế độ Dirac HD Sound lên thì OPPO R7s lại cho ra một chất âm rất khác.

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

Cụ thể, chế độ này đóng vai trò như một bộ chỉnh EQ và âm thanh vòm mà... chỉ cho phép ta chọn đúng một preset duy nhất. Nói nôm na thì nó sẽ tăng lượng bass và treble lên đáng kể, đồng thời cũng sẽ mở rộng âm trường ra hơn một chút bằng các thuật toán. Chế độ này sẽ rất phù hợp với những ai thích nghe nhạc EDM hay Dance bằng cách biến EQ thành dạng chữ V, nhưng đối với những đôi tai yêu thích sự mộc mạc thì ngược lại. Thứ bass mà máy cho ra đã nông mà lại quá nhiều về lượng, dễ khiến ta cảm thấy mệt mỏi; âm trung thì thiên về high-mid, thường xuyên xảy ra hiện tượng sib; giọng ca sĩ bị "đè nén", kém rõ ràng, trong khi treble thì còn "lẫn lộn" hơn cả khi nghe "chay" nữa.

Về loa ngoài, do lỗ thoát âm được đưa sang phía đuôi máy thay vì mặt lưng nên sẽ không gặp tình trang bị "bít" tiếng khi đặt máy trên mặt phẳng. Cả âm lượng và chất lượng của nó thì cũng ở mức tốt, kể cả là nghe nhạc, xem phim hay chơi game (ngoại trừ việc âm thanh chỉ phát ra được từ một phía). Chất âm thì vẫn thiên về dải mid nhưng vẫn có thể nghe được tiếng trống trong các bài hát và lời thoại rõ ràng nếu xem phim. Nhìn chung, nếu như OPPO trang bị thêm một driver loa ngoài nữa cho R7s ở phía đối diện và cải thiện thêm một chút về độ chi tiết thì máy có lẽ sẽ được lọt top những smartphone có hệ thống loa ngoài tốt nhất hiện tại, không thua gì HTC One M9 hay Nexus 6.

Kết

OPPO R7s: Thiết kế cao cấp, trải nghiệm tầm trung

OPPO R7s là một sản phẩm tốt? Cũng đúng. Với 9,5 triệu đồng thì có nên mua hay không? Đối với tôi thì không. Lý do là bởi bên cạnh những điểm cộng như thiết kế, màn hình, bộ nhớ RAM ra thì máy vẫn còn một vài các điểm trừ khác mà sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm người dùng, điển hình là hiệu nặng chưa ổn định, hay giật lag và camera chính chưa thực sự đủ tầm.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận