[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

Khi TV ngày càng mỏng khiến loa tích hợp bị giảm sút chất lượng, các hệ thống loa rời chất lượng cao dĩ nhiên được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là dạng loa soundbar được đánh giá cao về tính thời trang.

Tuy nhiên, khi so với các hệ thống loa thông thường thì loa soundbar có những đặc điểm riêng, từ cách vận hành cho tới chất lượng âm thanh. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng nhận ra có khá nhiều lưu ý cần cân nhắc kỹ để mua được một bộ loa tốt:

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

  1. Liệu có âm thanh vòm từ loa soundbar?

Chất lượng âm thanh của loa soundbar ngày nay đã được cải thiện rõ ràng bằng các công nghệ mới. Thay vì chỉ đạt cỡ loa boombox, các loa soundbar với hệ thống driver phức tạp, hoành tràng có thể dễ dàng đạt được hiệu ứng âm thanh stereo. Nhưng các nhà sản xuất thậm chí còn muốn tái tạo ra âm thanh vòm đa kênh với kiểu loa gọn gàng như vậy.

Trong năm vừa qua, nhiều hãng lớn như Yamaha, Samsung, Bose, LG, Harman, Philips, Sony... đã  liên tiếp giới thiệu các hệ thống soundbar âm thanh vòm, được cho là có khả năng tái tạo âm thanh 5.1. Và trong đó không ít loa thậm chí còn có công nghệ âm thanh Dolby Atmos 5.1 có khả năng tái tạo âm thanh gồm cả cảm giác về chiều cao, thay vì chỉ lan tỏa xung quanh.

Dĩ nhiên, việc tái tạo được âm thanh vòm là có khả thi với loa soundbar, nhưng khi nói về hiệu quả thì khó có thể bằng được các hệ thống loa đa kênh thực sự có nhiều loa vệ tinh con. Việc điều chỉnh góc của driver trên loa soundbar chỉ giúp mở rộng không gian âm thanh đôi chút, giúp âm thanh không bị “vón cục”. Chúng ta có thể dễ dàng nghe được vị trí các giọng nói, xe cộ, hành động... nhưng chỉ ở trong và ven xung quanh TV với các loa soundbar có âm thanh vòm tốt.

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

  1. Các cổng kết nối

Với bất cứ một thiết bị âm thanh nào, số lượng và loại cổng kết nối luôn quan trọng. Nhiều người cho rằng nhiều cổng kết nối là tốt, nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn định chi ra nhiều tiền cho loa soundbar.

Các cổng kết nối là yếu tố then chốt trong quá trình sử dụng. Bởi một bộ loa hay mà không phù hợp với nhu cầu và thiết bị đang có thì cũng vô dụng.

Hầu hết loa soundbar hiện nay đều có ít nhất 1 đầu vào optical và 1 đầu vào analog, bởi số đông người dùng lựa chọn loa soundbar là để kết nối với TV. Song thực sự thì loa soundbar ngày nay cũng hỗ trợ thêm cả cổng HDMI để kết nối với các đầu HD hoặc đầu Bluray nếu người dùng muốn.

Một cổng kết nối khác cũng rất nên chú ý tới chính là USB cho phép nghe nhạc từ thẻ USB hoặc ổ cứng di động. Tuy nhiên, thường các hệ thống loa chỉ đọc được bộ nhớ ngoài có dung lượng nhỏ, ít khi tương thích với các kho nhạc lên tới vài TB.

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

  1. Wi-fi và Bluetooth + NFC.

Trong năm vừa qua, các kết nối không dây cũng được bổ sung vào các loa soundbar để tăng thêm tiện ích. Bluetooth đã quá phổ biến ở các thiết bị di động. Và với loa soundbar thì nó sẽ có một tác dụng là phát nhạc từ smartphone, tablet hay máy tính tới. Việc khởi tạo kết nối sẽ dễ hơn rất nhiều lần nếu các loa có giao tiếp NFC, bởi chỉ cần 1 thao tác chạm đơn giản.

Kết nối Wi-Fi tuy không phổ biến bằng, song vẫn có chỗ đứng riêng, và thường chỉ xuất hiện trong các dòng loa cao cấp. Không chỉ giúp tự động truy cập các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Tidal... mà chúng còn có thể lấy nhạc từ ổ cứng nối mạng NAS trong nhà. Nếu có ổ NAS lưu trữ vài trăm GB nhạc, hệ thống loa có thể chơi từ ngày nay qua tháng khác không biết mệt mỏi.

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

  1. Subwoofer: nên hay không?

Với kích thước nhỏ gọn, dù được trang bị nhiều driver thì việc có được dải bass tốt cũng rất khó với các loa soundbar. Chính bởi vậy mà phần lớn loa soundbar sẽ đi kèm với subwoofer (hay còn gọi là loa siêu trầm) với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khỏi phải nói, Stereo luôn khuyến khích mọi người mua kèm subwoofer để âm thanh hài hòa và sống động hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn không thích đặt thêm subwoofer trong phòng khách (vì vướng víu, rung sàn ảnh hưởng tần dưới...) thì có một vài model ngoại lệ để lựa chọn. Điểm chung của những kẻ ngoại đạo này là có kích thước lớn và mức giá cao hơn bình thường. Ví dụ như Motion Vision của MartinLogan, Panorama2 của Bowers & Wilkins, và PowerBar 235 của Atlantic Technology, Mu-so của Naim Audio, DM9 của Canton, KUBIK ONE của Dali...

[Tư vấn] 10 điều cần chú ý trước khi mua loa soundbar (Phần 1)

  1. Cho phép chỉnh âm thanh theo ý muốn

Không phải bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể mua được bộ loa với âm thanh ưng ý 100%. Chính bởi vậy là nhiều nhà sản xuất tích hợp sẵn equaliser cho phép điều chỉnh âm. Và các bộ subwoofer cũng thường cho phép tăng giảm công suất.

Một trong những tính năng điều chỉnh thường gặp nhất chính là các chế độ âm thanh (preset), thường được các nhà sản xuất quảng cáo là “chế độ thể thao”, “chế độ nghe nhạc”, “chế độ xem tin tức”... thực chất vẫn là equaliser được cài sẵn ưu tiên một dải âm nào đó.

Những người dùng có thời gian và kiến thức lại thích tự điều chỉnh âm thanh để có được kết quả hợp ý mình hơn, thay vì phụ thuộc vào hãng sản xuất loa.

Công Tiến

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận