“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Bộ phim Nhật Bản “Mộ Đom Đóm” hay là cái chết của bé trai tị nan người Syria trên bờ biển đều là những thảm kịch mà chiến tranh mang lại.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Ra đời cách đây 20 năm ở thể loại phim hoạt hình, bộ phim “Mộ Đom Đóm” (“Grave of the Fireflies”) do hãng Ghibli sản xuất đã được đạo diễn Hyugaji “hồi sinh” bằng phiên bản điện ảnh cùng tên. Nhưng dù tái hiện dưới phiên bản nào “Mộ Đom Đóm” vẫn khiến hàng triệu khán giả Nhật Bản lẫn thế giới phải rơi nước mắt vì những hệ lụy tàn khốc mà chiến tranh để lại.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Phiên bản hoạt hình của đạo diễn Isao Takahata.

“Mộ Đom Đóm” chẳng hề có kịch tích cũng chẳng hề có cao trào mà chỉ là một câu chuyện bi kịch được báo trước. Lấy bối cảnh vào những tháng cuối của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, khu phố của hai anh em Seita và Setsuko bị ném bom. Không chỉ nhà cửa, làng mạc bị thiêu trụi mà hai đứa trẻ còn mất luôn cả người mẹ thân yêu, trong khi đó người cha đang phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Nhật thì hoàn toàn bặt vô âm tín.

Seita và Setsuko buộc phải đến nương nhờ một người cô họ hàng xa. Nhưng trái với sự đùm bọc, che chở mà hai anh em hy vọng nhận được thì người cô lại hoàn toàn ghẻ lạnh, coi chúng là gánh nặng, là cái gai trong mắt. Vì tự ái, Seita đã dắt Setsuko ra ngoài sống trong một căn hầm tránh bom bỏ hoang. Thế nhưng hai đứa trẻ làm sao có thể sống sót trong thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt. Cuối cùng, Setsuko đã chết vì đói và tiêu chảy trong khi Seita đang cố ăn trộm thức ăn mang về cho cô em gái.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Nếu ở phiên bản hoạt hình, bằng màu sắc tươi sáng, ít ra “Mộ Đom Đóm” của Ghibli vẫn phần nào xoa dịu nỗi đau mà những hình ảnh tang tóc của chiến tranh mang lại thì phiên bản điện ảnh lại trở nên hiện thực và tàn nhẫn hơn. Nước phim xám xịt, cũ kỹ, khung cảnh điêu tàn , đổ nát, nhem nhuốc, ngập ngụa mùi tử thi, chết chóc quả thật khiến bất cứ ai kể cả những người chưa từng đi qua thời chiến cũng phải rùng mình.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Tuy nhiên, “Mộ Đom Đóm” không phải là bộ phim làm về chiến tranh mà là về tình người trong chiến tranh. Khi lâm vào cảnh khốn cùng, khi cái chết cận kề thì ta mới biết bộ mặt thật của thế giới này là như thế nào, lòng người ra làm sao. Nó là sự tàn nhẫn của người cô họ hàng, nhẫn tâm hắt hủi hai đứa trẻ và bán đi kỷ vật của người mẹ; nó cũng là lòng tự trọng và kiêu hãnh của người anh trai Seita bị gạt phăng, chấp nhận làm việc trái với đạo đức – trộm đồ ăn cho em gái đang chết dần, chết mòn; và nó đồng thời là tình cảm chân quý của cô bé Setsuko 4 tuổi dành cho anh trai – dù cho đang trút hơi thở cuối cùng cô bé vẫn không quên an ủi Seita.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Bi kịch đẫm nước mắt của hai anh em Seita, đặc biệt là cái chết của cô bé Setsuko tại nơi hịu quạnh, lãnh lẽo ấy đã gợi nhắc khán giả đương đại về hình ảnh của cậu bé tị nạn người Syria chết đuối bên bờ biển vào tháng 9 năm nay. Bức ảnh đó đã gây chấn động toàn thế giới, đẩy nhanh các chính sách giúp đỡ của các nước Châu Âu cho người tị nạn từ Syrias thoát khỏi sự khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Dù cho Setsuko hay là cậu bé Syria 3 tuổi không phải là nạn nhân duy nhất, nhưng cái chết của hai em là minh chứng hùng hồn mà tội ác chiến tranh mang lại. Gươm súng, bom đạn là vô tình vậy thì kẻ lợi dụng chúng để mưu cầu quyền lực là vô nhân tính.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Giá như Nhật Bản đừng vì lòng kiêu hãnh của dân tộc mà tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai để rồi người gánh chịu hậu quả nặng nề là chính con dân của họ. Giá như các nước cứu trợ châu Âu ra quyết định sớm hơn thì em bé người Syria có lẽ giờ này đã được tận hưởng hòa bình tại một nơi trú ẩn an toàn. Giá mà người anh trai Seita cố chịu nhẫn nhục trước sự ruồng rẫy của họ hàng, thì giờ đây Setsuko có lẽ vẫn sống. Giá mà những kẻ buôn lậu phát cho cả gia đình cậu bé Syria một chiếc áo phao thì có lẽ cảnh tượng thương tâm đó đã chẳng xảy ra. Giá như…

Câu chuyện đầy chua xót “Mộ Đom Đóm” khép lại bằng một cái chết nhưng lại mang ý nghĩa về sự sống còn, về ranh giới mong manh của lương tâm con người, nó chạm vào lòng trắc ẩn của mỗi người xem, mang lại nhiều suy nghĩ cho khán giả.

“Mộ Đom Đóm” hay là cái chết màn ảnh của cậu bé Syria

Cái chết của cô bé Setsuko hay là “phiên bản điện ảnh” cái chết của cậu bé người Syria như một lời kêu gọi phản đối chiến tranh, làm dấy lên lòng căm thù về một cuộc chiến vô nghĩa. Thế nhưng nếu không giết hại kẻ thù thì không thể bảo vệ cho bản thân. Rốt cục đâu là phi nghĩa? Đâu là chính nghĩa? Suy cho cùng đây chẳng phải là cuộc chiến cho một nhóm hội, cho một tổ chức, hay thậm chí là cho cả một quốc gia mà nó là trận chiến vì 3 chữ “tham, sân, si” mà thôi.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận