Lễ hội âm nhạc thúc đẩy tiềm năng du lịch
- 0
-
0chia sẻ
-
Thời nay, văn hóa du lịch ở các quốc gia không chỉ dừng lại ở danh lam thắng cảnh, khám phá ẩm thực nữa, mà còn thu hút đông đảo du khách vì không khí sôi động của các lễ hội âm nhạc đình đám.
Thực chất lễ hội âm nhạc đã có lịch sử từ rất lâu đời. “Thủy tổ” của loại hình văn hóa này có nguồn gốc ở Anh, từ những năm 250 trước công nguyên. Cùng với thời gian và sức hút, lễ hội âm nhạc đã trở thành một hiện tượng được nhân rộng trên toàn cầu, tuy vậy “trùm sò” cho các hoạt động giải trí kiểu này vẫn là Anh và Mỹ.
Thời điểm tuyệt vời nhất cho các lễ hội âm nhạc diễn ra là vào mùa hè, cũng là mùa cao điểm cho ngành du lịch. Đây quả là một sự kết hợp tuyệt vời có lợi cho cả các du khách và hơn hết là cho ngành du lịch tại quốc gia đó. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ quốc tế cũng nhân cơ hội quảng bá tên tuổi và âm nhạc của bản thân. Dưới đây là một trong những lễ hội tiêu điểm của năm 2015.
1. Lễ hội Glastonbury - Anh
Mark Ronson - Uptown Funk (Glastonbury 2015)
Đại nhạc hội Glastonbury ra đời vào năm 1970, đây là lễ hội được tổ chức trên cánh đồng với số lượng người tham dự lớn nhất 175.000 người. Đương nhiên, đóng góp về mặt doanh thu mà Glastonbury mang lại cho nền kinh tế nước Anh không hề nhỏ, mang về 6 tỉ USD năm 2014, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Điểm nhấn đặc biệt là ngoài âm nhạc đương đại, lễ hội còn tổ chức khiêu vũ, hài kịch, kịch, xiếc và trình diễn các môn nghệ thuật khác. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 28/6.
2. Lễ hội Coachella – California, Mỹ
Các màn biểu diễn live tại Coachella 2015
Sự xuất hiện của các ngôi sao là điều không thể thiếu
Có thể nói Coachella được coi là cánh chim đầu đàn của các lễ hội âm nhạc trên thế giới. Với dàn sao, nghệ sĩ tên tuổi quy tụ, là “dreamland” của các ca sĩ trẻ tuổi, bởi lẽ không có cơ hội nào tốt hơn để họ được thể hiện tài năng trước khán giả trên khắp thế giới. Cũng vì thế mà giá vé vào cửa cũng chẳng hề mềm tẹo nào, giá niêm yết là 275 USD, tuy nhiên số tiền thực tế phải trả là 374$ (8,1 triệu đồng), Coachella trở thành lễ hội “đắt đỏ” bậc nhất thế giới. Vậy mà năm ngoái, toàn bộ vé bán hết veo chỉ trong vòng 20 phút, thu hút 579.000 người tham dự, và đoạt doanh số kỷ lục là 78 triệu USD. Coachella xứng đáng với tên gọi “lễ hội hạng A – công chúng hạng A”.3. Lễ hội âm nhạc Tomorrowland – Bỉ
Tomorrowland 2015 trailer
Tomorrowland năm 2014 được ví như là lễ hội EDM lớn nhất hành tinh. Với mức giá vào cửa 274USD, chỉ đắt thứ hai sau Coachella, chưa kể đến tiền sinh hoạt, ăn uống, mua sắm ở đây. Vé vào cổng Tomorrowland cũng được thiết kế rất đặc biệt, sau khi thanh toán ban tổ chức sẽ gửi cho người mua một vòng tay điện tử cho phép người đeo nó được ra vào lễ hội, cũng như qua được cổng an ninh. Cũng vào năm này, sự kiện đã lập kỷ lục bán hết 360.000 vé chỉ trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ.4. Lễ hội Escape Summer: Next Invasion – Việt Nam (2015)
Escape Summer 2015 trailer
Việt Nam trong mấy năm gần đây không hề kém cạnh các nước phát triển trên thế giới khi liên tục các lễ hội âm nhạc được tổ chức như: Escape Party, Escape Amazon, và sắp tới là Escap Summer sẽ diễn ra vào tháng 7 này. Lễ hội này sẽ trở thành cuộc “đại thủy chiến” hạ nhiệt cho mùa hè này. Với dàn DJ line up khủng nhất từ trước tới nay với 3 DJ thuộc top 100 DJ Mag bao gồm: Dryo, VINAI và Ferry Corsten – huyền thoại EDM một thời. Đây cũng là lần đầu tiên vé bán hết trước sự kiện 3 ngày. Cũng giống như các lễ hội âm nhạc tầm cỡ quốc tế, các gói dịch vụ thượng đỉnh, thượng hạng luôn sẵn sàng để phục vụ khán giả. Bên cành dàn sao Việt thì những nghệ sĩ đang lên quốc tế cũng được mời tới như: Sean Kingston (‘Beautiful Girl’) và 47 DJ tầm cỡ quốc tế và các cô gái Carnival đẹp lộng lẫy. Kết, lý giải cho câu hỏi vì sao các lễ hội này có sức hút lớn đến vậy? Bởi người hâm mộ có thể cùng lúc xem một loạt nghệ sĩ âm nhạc tên tuổi nhất biểu diễn trong suốt một ngày dài, chứ không cần phải đi xem hòa nhạc của từng nghệ sĩ. Số tiền bỏ ra khá “đáng đồng tiền bát gạo”. Chỉ duy trang Huffington Post nhận xét: “Coachella quá đắt, được đánh giá quá cao, lãng phí thời gian”. Nhu cầu giải trí, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đích thực và mức sống của con người ngày càng tăng là những yếu tố khiến cho các lễ hội âm nhạc chưa bao giờ lỗi thời, bên cạnh đó ngành công nghiệp "không khói" cụ thể là du lịch cũng đồng thời được hưởng lợi theo.
Bình luận