Interstellar: “Lực hấp dẫn” từ siêu phẩm giả tưởng

Interstellar: “Lực hấp dẫn” từ siêu phẩm giả tưởng
Interstellar (Lạc giữa các vì sao) là bộ phim khoa học vũ trụ giả tưởng cực kỳ lôi cuốn về hành trình tìm sự sống ngoài trái đất. “Lực hấp dẫn” được đề cập tới như một trong những yếu tố nền tảng trong phim, nhưng chính bộ phim đồng thời tạo ra một lực hấp dẫn lớn…

Interstellar: “Lực hấp dẫn” từ siêu phẩm giả tưởng

Bản thân Interstellar là một hành trình dài đối với khán giả (169 phút), nhưng hấp dẫn đến từng phút, từng cảnh quay. Khi phim hạ màn, người xem có cảm giác như vừa đọc xong một biên niên ký kỳ thú mà trong đó có cả khoa học vật lý, khoa học vũ trụ, tâm linh học lẫn nhân học, nhưng tất cả đều được diễn giải dưới một cốt truyện cực kỳ thông minh. Bộ phim kể về hành trình tìm kiếm niềm văn minh ngoài trái đất của một nhóm các nhà khoa học NASA với 2 nhân vật trung tâm là viên phi công Cooper (Matthew McConaughey) và nữ tiến sỹ Brand (Anne Hathaway). Họ phải vượt ra ngoài hệ mặt trời qua một “lỗ giun”, đánh giá và thu thập dữ liệu từ những hành tinh có dấu hiệu của sự sống và quay về. Nhưng hành trình không đơn giản, bởi ngay từ đầu, giám đốc của chương trình này (cha của Brand) đã âm thầm lên một kế không tính đến sự trở về.

Interstellar: “Lực hấp dẫn” từ siêu phẩm giả tưởng

Interstellar hấp dẫn khán giả ở cách họ đưa ra những khái niệm vật lý, vũ trụ theo những cách rất đời: qua mối quan hệ cha - con giữa Cooper và cô con gái Murphy, về những hiện tượng tâm linh mà Myrphy gọi là “ma” xảy ra trong phòng ngủ của cô thời nhỏ, về cách giải thích liên quan đến bản năng sinh tồn - thứ mà robot không bao giờ có để có thể thay thế được hoàn toàn con người. Cũng chính vì cái bản năng sinh tồn này mới có chuyến du hành định mệnh, kéo dài tới 90 năm so với cách tính thời gian của người trái đất. Và khi trở lại với loài người, Cooper đã 124 tuổi nhưng vẫn “mắc kẹt” dưới bộ dạng của một người đàn ông 35 tuổi, bởi anh đã có những khoảnh khắc lạc tới những hành tinh hoặc rơi vào những lỗ đen mà ở đó, thời gian dường như ngưng đọng. Đôi lúc, bộ phim xuất hiện những khái niệm không thực sự quen thuộc với phần lớn khán giả, về lực hấp dẫn, về định luật 3 Newton… Tuy nhiên, nó không tồn tại dưới dạng những phương trình dài dằng dặc mà thông qua những hành trình lôi cuốn của các nhà khoa học xuyên suốt chuyến đi.
Interstellar: “Lực hấp dẫn” từ siêu phẩm giả tưởng
Bộ phim cũng đưa người xem đến các chiều không gian khác nhau, phần nào lý giải về hiện tượng siêu nhiên, hiện tượng tâm linh khi mà ở những chiều không gian thứ 4, thứ 5, hoặc thậm chí là tứ 11 (theo lý thuyết không gian của Stephen Hawking), con người có thể bằng cách này hay cách khác, vượt thời gian để trở về quá khứ, hoặc bước ngắn tới tương lai để thực hiện những điều mà ở thế giới của không gian 3 chiều hiện tại, người ta chưa thể hình dung ra. Bộ phim hướng tới những hoài nghi sâu thẳm nhất của con người, về sự sống trong và ngoài trái đất, về một ngày tận thế, về thế giới tâm linh hay về những thứ tưởng chừng đơn giản nhất nhưng rất có thể bị lãng quên: lòng trắc ẩn.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận