Những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ tự nhận mình là chuẩn mực đạo đức và bất chấp cuộc cách mạng tình dục diễn ra (giúp cho người dân có suy nghĩ thoáng hơn về tình dục), thậm chí qua nửa thế kỷ phát triển của nền âm nhạc Rock & Roll, người dân Mỹ vẫn ôm khư khư quan điểm lạc hậu về nó. Vì lẽ đó mặc dù không người làm âm nhạc nào muốn dư luận lên tiếng về việc sản xuất và đóng gói cho album của họ nhưng dư luận không phải lúc nào cũng để họ yên. Dưới đây là 10 album trứ danh bị liệt vào danh sách thu hồi tại Mỹ chỉ vì lớp áo ngoài bị coi là tục tĩu, quái đản.
The Beatles, 'Yesterday and Today' (1966)
Bìa album ban đầu
Đây mới là hình ảnh cho bìa của album “Yesterday and Today” của ban nhạc lừng danh The Beatles. Thực ra so với thời đại bây giờ thì nó chả là gì cả. Nhưng những chi tiết miếng thịt sống và búp bê bị chặt đầu được 5 thành viên sử dụng để làm “đạo cụ” chụp hình làm bìa album đã nhận rất nhiều công kích ngay tại thị trường Mỹ về tính ghê rợn và có phần khiêu khích của chúng. Có thể Fab Four (tên gọi khác của The Beatles) muốn phản đối Mỹ gây chiến tranh tại Việt Nam; hay có thể họ muốn phàn nàn về công ty đĩa hát tại Mỹ đã tự ý sắp xếp và thay đổi các album của họ. Dù với lý do nào chăng nữa thì công ty phát hành đĩa nhạc Capitol vẫn phải thu hồi 750.000 bản copy và dán đè lên bằng hình ảnh khác để xoa dịu dư luận.
Bìa album thay thế
Rolling Stones, 'Beggars Banquet' (1968)
Vào năm 1968 người dân vẫn coi hình ảnh toilet như một điềm xấu cho nên hãng thu âm của Stone đã loại bỏ bức hình này cho bìa album. Đây là hình ảnh của toilet tại văn phòng môi giới xe hạng sang Porsche với đầy hình vẽ graffiti loằng ngoằng, chằng chịt trên tường. Cuối cùng hãng đã phải thay thế bằng bìa có nền màu trắng hết và dòng chữ in nghiêng màu đen “Rolling Stones – Beggars Banquet.” Vì sự vụ này mà album đã phải đẩy lùi lịch phát hành sau vài tháng và mãi đến thập niên 80 hình ảnh gốc của album mới được lộ diện.
Blind Faith, 'Blind Faith' (1969)
Ban nhạc nổi tiếng với hai thành viên Eric Clapton và Steve Winwood trước khi được biết đến bằng tài năng thì họ lại phải chịu tai tiếng bởi chính hình ảnh cho album “Blind Faith”, thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Bob Seidemann. Bob nói: “Bé gái 11 tuổi với bộ ngực trần đang cầm đồ chơi biểu hiện sự ngây thơ, trong sáng và đồ chơi trên tay thể hiện sự thành công trong lĩnh vực công nghệ.” Thông tin ngoài lề là người mẫu của bìa album - Mariora Goschen vốn dĩ ban đầu được hứa chụp ảnh với ngựa và chỉ nhận được cái giá rẻ mạt, 40 bảng Anh. Lẽ dĩ nhiên, khi đến với thị trường Mỹ hình ảnh đó đã bị lên án kịch liệt và cũng phải thu hồi để thay đổi bìa.
Spinal Tap, 'Smell the Glove' (1982)
Lấy ý tưởng từ bộ phim “This is Spinal Tap”, nhóm nhạc đình đám của Anh đã sử dụng nó cho bìa album của mình. Hình ảnh mang tính chất gợi dục rõ rệt và xúc phạm nữ giới khi sử dụng một cô gái khỏa thân, người bóng dầu mỡ, bị tròng một sợi xích chó vào cổ, và hình ảnh cánh tay một người đàn ông cầm sợi xích, tay kia cầm chiếc găng tay đưa cho cô gái để ngửi. Chả gì có thể biện minh cho nó và lẽ dĩ nhiên nó bị thu hồi và đổi bìa thành một màu đen kịt.
Guns N' Roses, 'Appetite for Destruction' (1987)
Album đầu tay của nhóm nhạc Guns N’ Roses “Appetite for Destruction” đã sử dụng bức tranh cùng tên của danh họa Robert Williams để làm chủ đề. Tuy vậy, bức tranh lại quá nhạy cảm với hình một cô gái trong tình cảnh giống như bị cưỡng bức gây phản ứng trái chiều trong dư luận. Lập tức các bản copy đã bị thu hồi và thay thế bằng hình ảnh 5 đầu lâu xương chéo tượng trưng cho 5 thành viên. Điều buồn cười là đã có tin đồn thành viên Axl Rose thực chất muốn sử dụng bức tranh này cho tàu thám hiểm không gian Challenger.
Jane's Addiction, 'Ritual de lo Habitual' (1990)
Chính tay ca sĩ Perry Farrel đã tạo ra bức họa theo kiểu tranh tầm sâu (tranh ba chiều) cho album “Ritual de lo Habitual.” Lấy ý tưởng từ bài hát “Three Days” bức tranh thể hiện một mối tình tay ba, nhưng hình ảnh trần truồng, thiếu đứng đắn của những người đàn ông và phụ nữ khiến cho các chủ cửa hàng phải bực mình. Do đó nhóm nhạc đành phải bọc ngoài một lớp bìa trắng với dòng chữ “Sửa đổi lần thứ nhất”
Nirvana, 'In Utero' (1993)
Hai ông lớn của hệ thống siêu thị bán lẻ Walmart và K-Mart đã từ chối album “In Utero” vì bài hát với cái tên đầy khiêu khích “Rape Me.” Để chống chế nhóm nhạc đành phải đổi tên bài hát thành “Waif Me” ở tất cả mặt sau của bìa album, đến lúc đó chúng mới được chấp thuận bày bán trên kệ hàng.
Van Halen, 'Balance' (1995)
Bức ảnh nghệ thuật được photoshop thành 2 đứa trẻ sinh đôi với thân thể bị dính liền phần dưới đang ngồi trên bập bênh này đã gây khó chịu với khán giả yêu âm nhạc. Album đã bị từ chối phát hành ở một số quốc gia cho đến khi đứa trẻ bên trái bị xóa bỏ.
Kanye West, 'My Beautiful Dark Twisted Fantasy' (2010)
Trong khi nghệ sĩ nào cũng mong muốn công việc mình được “thuận buồm xuôi gió” thì nam ca sĩ Kanye West lại muốn họa sĩ George Condo tạo ra một bìa album khiến nó bị thu hồi. Condo đã đáp ứng ngay với bức họa một West trần truồng đang làm tình với một người phụ nữ không có tay nhưng có một đôi cánh và một chiếc đuôi chấm bi đen trắng. Quả nhiên, với bức họa này đa số các cửa hàng đều từ chối bày bán và West cuối cùng phải thay thế nó bằng ảnh một vũ công ba lê
Sky Ferreira, 'Night Time, My Time' (2013)
Với album “Night Time, My Time” Ferreira đã bỏ ngoài tai lời khuyên của công ty thu âm , tự quyết định hình ảnh cho bìa album của mình. Cô đã chọn hình ảnh bán khỏa thân của mình đang đứng dưới vòi sen, với khuôn mặt đề phòng và sợ hãi. Để được iTunes Store chấp nhận, hãng phát hành đã phải tạo một phiên bản khác bằng cách cắt bớt phần ảnh bộ ngực trần của cô.
Bình luận