Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”
Cuộc sống đôi khi cần “đổi gió”. Phim hành động không phải lúc nào cũng từ Holywood. Với khả năng sáng tạo kỳ lạ của người Nhật, cuộc chiến của nhân loại trước lũ Titan khát máu thật khó tả bằng ngòi bút thông thường.
Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”
Đại chiến Titan (tên gốc là Attack on Titan) là một chủ đề được bàn tán trên rất nhiều diễn đàn điện ảnh từ đầu năm nay. Lý do đơn giản bởi bộ phim này được chuyển thể từ truyện tranh manga cùng tên đã rất nổi tiếng. Với kinh nghiệm “thương đau” khi xem phim chuyển thể, đặc biệt là từ truyện Kim Dung, đương nhiên tôi chẳng dại gì đọc trước bản manga gốc của phim này. Tất nhiên, mục tiêu của tôi vẫn chỉ là đánh giá phim công tâm hơn, bởi khi chuyển thể thì ít nhiều nội dung đã được biến đổi. Ngay từ trailer, mọi người đều có thể biết được bối cảnh của bộ phim dựa trên truyền thuyết về Titan, bắt nguồn từ truyện cổ châu Âu, song được sửa đổi bằng trí tưởng tượng của các bộ óc xứ Nhật Bản. Trong thế giới này, Titan được tự do, và loài người tự “cầm tù” chính mình để né tránh tai ương bằng những bức tường dài vạn trượng được dựng lên từ 100 năm trước, bởi không có sự giúp đỡ của các vị thần. Nếu là fan cuồng của phim hành động hay kinh dị kiểu Mỹ, thì phim Đại chiến Titan chỉ là đồ bỏ, chỉ xem nếu được tặng vé. Trước khi đi xem, bạn bè tôi cũng chê bai khủng khiếp. Nhưng đâu đó trong tôi vẫn có hy vọng rằng đây không phải một bộ phim đơn giản, nói một cách vui vẻ thì phải “động não để thưởng thức”, bởi mọi câu chuyện từ xứ Nhật luôn có lý do, và thường rất văn hóa nhưng tiềm ẩn.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Cái cách ăn mặc như quân Đức Quốc xã của tướng Kubal đã thực sự là một cách châm biếm kín đáo.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Đừng cho trẻ nhỏ xem phim này, hơi kinh dị và chúng không hiểu gì cả!

Suốt cả bộ phim, bạn “dễ dàng” ức chế với mọi nhân vật trong câu chuyện. Con người ở đó chẳng khác nào gia súc trong trang trại rộng lớn, theo kiểu trâu bò nuôi chăn thả. Lũ Titan để mặc con người sống trong đó hàng trăm năm, tự vỗ béo, rồi đến một ngày trở thành những miếng mồi ngon. Bởi cả những kẻ cầm đầu, như ông tướng Kubal kia đã nói rằng: khoa học tiến bộ chỉ đem lại đau khổ cho nhân loại, gây chiến tranh, lãng phí tài nguyên vô ích. Từ đó, tôi bắt đầu ngờ ngợ rằng nếu chỉ xem Đại chiến Titan như một bộ phim hành động thì đúng là “vứt đi”. Cái kiểu ngụ ngôn của đạo diện Shinji Higuchi chẳng khác nào truyện Trại súc vật của nhà văn George Orwell. Người Nhật luôn nổi tiếng với các trò chẳng giống ai, đặc biệt là văn hóa tình dục có phần thô thiển, bởi lý do sâu xa là người Nhật quá mải mê công việc, quên cả đời sống chăn gối. Và bộ phim này dường như cũng được sửa đổi so với nguyên tác để bóc mẽ trần trụi các vấn đề thực tế.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Một trong những cảnh tôi cho là dễ cảm nhận nhất trong phim. Tình thương của con người trong hoạn nạn với nhau luôn đáng ca ngợi.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Sức mạnh của phim ảnh lột tả cũng lột tả sự ích kỹ của con người. Không ít kẻ sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để bỏ chạy, nhưng kết cục bi thảm vẫn cứ đến.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Vị quân nhân này trông rất đơn giản, song lại nắm giữ những bí mật không ai ngờ được.

Tôi đặc biệt ấn tượng với cách tạo hình lũ Titan của đạo diễn Shinji Higuchi. Chúng chẳng khác nào những “ kẻ xấu” mà bạn có thể chạm mặt ngoài đời, song dáng vẻ khát máu được bộc lộ trần trụi hơn từ điệu cười cho đến bộ dạng di chuyển. Titan bị coi là nguyên do đẩy loài người tới bờ vực diệt vong, cũng giống như tội phạm luôn bị lên án. Nhưng thực chất thì đó chỉ là bề nổi, sự bất lực và nhu nhược của loài người mới là tội ác thực sự. Suốt cả trăm năm, những con người trong phim chẳng có một chút tiến bộ để thích nghi với cuộc sống có Titan bên cạnh. Thậm chí, họ còn lơ là tới mức không giáo dục con cháu về sự nguy hiểm của Titan! Các cảnh binh bảo vệ bức tường tránh Titan còn chưa từng sử dụng pháo, nhiều người hoài nghi sự tồn tại của Titan. Tôi không thể tưởng tượng ra liệu cuộc sống nào không có nguy hiểm chứ, không có Titan thì sẽ có thứ khác. Cái gọi là quân đội trong Cuộc chiến Titan còn khôi hài đến nỗi: 2 năm sau khi Titan tàn sát con người, lính tự nguyện vẫn không biết sử dụng vũ khí chống trả (dù là vũ khí đã có sẵn). Mục tiêu chính của nhóm này là sửa bức tường để quay trở lại cuộc sống trước kia. Và mục tiêu gia nhập quân đội của họ là gì? Người thì lấy tiền nuôi con do chồng bỏ rơi, người thì để kiếm bữa ăn, hay một đôi tình nhân suốt ngày ôm hôn thì chẳng thể hiểu nổi. Nam chính của phim là Eren cũng chẳng khá hơn, dù tận mắt chứng kiến nhiều mất mát của cuộc thảm sát. Lời nhắn nhủ của đạo diễn Shinji Higuchi có lẽ là: chính sự nhu nhược khiến chúng ta tự gây đau khổ, và hạnh phúc sẽ chẳng đến nếu chúng ta không thực sự cố gắng.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Nhìn quyết tâm vậy thôi... chứ chẳng biết gì khác ngoài liều mạng và hô to

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Đừng nghĩ rằng, một anh chàng nông dân sẽ chẳng có tích sự gì.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Tôi luôn bắt gặp kiểu "thùng rỗng kêu to" trong phim này

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Như cô gái vụng về này lại phụ trách phát triển vũ khí cho quân đội

  Chưa dừng ở đó, Eren còn được tặng một năng lực phi thường, đó là tái sinh giống như Titan nhưng với sức mạnh kinh hoàng. Nhưng nếu không được khống chế cẩn thận, Eren cũng sẽ trở thành Titan thực sự, và đương nhiên cũng sẽ tàn sát những người khác. Lại một lần nữa, đạo diễn Shinji Higuchi khiến tôi phải cười như mếu. Quả thực, có nhiều người tưởng như tốt đẹp, nhưng nếu được đặt vào tay một quyền lực to lớn, cũng dễ dàng sa ngã. Đội trưởng Shikishima là một trong những người có tài năng giết được Titan, nhưng anh ta khá lập dị, thậm chí còn đứng nhìn mọi người bị Titan giết chết, hay nói cách khác là có tài nhưng không có tâm. Tôi thì lại nghĩ, anh ta muốn con người tiến bộ, thì chẳng còn cách nào khác để mọi người đối mặt với khó khăn.

Đại chiến Titan: chỉ có thể là “kiểu Nhật Bản”

Lúc nào cũng sẽ có... đường cùng

Tôi tìm thấy nhiều câu chuyện nhân văn, ẩn sau cốt truyện phần 1 của Cuộc chiến Titan, dù nội dung còn quá dang dở. Cuộc chiến Titan đối lập hoàn toàn so với kiểu phim hành động giải trí đơn thuần như Max điên: Con đường cuồng nộ, mà hành động ở đây chỉ để ẩn dụ như lời lẽ châm biến. Còn về chất lượng kỹ xảo, khả năng diễn xuất của các nhân vật chính thì không quá nổi bật. Một điểm cộng khác cho Cuộc chiến Titan là phần âm thanh được thu khá tốt, nên được thưởng thức tại các phòng hỗ trợ âm thanh vòm Dolby Atmos như phòng chiếu 4 tại rạp Platinum Royal City. Các rạp IMAX của CGV cũng có công nghệ âm thanh này.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận