Chỉ có thánh bia mới biết vì sao vỏ chai luôn là màu xanh hoặc nâu

Chỉ có thánh bia mới biết vì sao vỏ chai luôn là màu xanh hoặc nâu

Đã từ rất lâu các vỏ chai bia dù đến từ thương hiệu nào đều gắn liền với hai màu là xanh hoặc nâu. Tại sao vậy?

Bia ra đời cách đây hàng nghìn năm từ thời Ai Cập cổ đại và Mesopotamia - vùng đất thuộc hệ thống sông Tigris–Euphrates ở Tây Á và nhanh chóng trở thành thức uống được ưa chuộng của con người. Một món quà thần thánh mang đến cho người uống cảm giác phấn chấn, sửng sốt và sung sướng.

Trong khi hương vị bia luôn được chú trọng nghiên cứu để cho ra những hương vị mới lạ, ngon hơn và giá trị hơn thì vỏ chai lại không. Chúng luôn có màu xanh và nâu. Thật kỳ lạ!

Chỉ có thánh bia mới biết vì sao vỏ chai luôn là màu xanh hoặc nâu

Trái lại với tuổi thọ lâu đời của bia, những vỏ chai bia bằng thủy tinh chỉ bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 19. Vào thời ấy, công nghệ sản xuất vỏ chai còn lạc hậu và đơn giản nên người ta không mấy quan tâm đến màu sắc chai bia.

Chỉ đến khi họ nhận thấy rằng, dưới tác động của ánh Mặt trời, bia sẽ bị biến chất. Và mùi vị bia sau khi khui chai thực sự giống mùi chồn hôi.  

Chỉ có thánh bia mới biết vì sao vỏ chai luôn là màu xanh hoặc nâu

Vì thế, họ bắt đầu quan tâm hơn đến màu sắc của vỏ chai. Thời kỳ này, màu xanh đậm được sử dụng nhiều và có chi phí tạo ra thấp nhất, do đó, nhà sản xuất đã chọn màu này. Dần dà, vỏ chai bia có sắc xanh đậm bỗng trở nên phổ biến.

Mãi đến năm 1930, những vỏ chai bia màu nâu ra đời, vẫn theo nguyên lý cũ, vỏ chai màu càng tối thì khả năng hấp thụ ánh sáng càng thấp, từ đó ngăn bia không bị biến chất, mất hương vị.

Nhưng vỏ chai màu nâu không duy trì được lâu vì chi phí sản xuất tăng cao. Đến Thế chiến thứ 2, người ta lại quay trở về vỏ chai xanh nguyên thủy và duy trì cho đến ngày nay.

 

Mai Hoàng

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận