Cách “rút ruột ví” tinh vi của các nhà hàng mà bạn không hề hay biết
- 0
-
0chia sẻ
-
Cùng tìm hiểu những chiếc bẫy tinh vi mà các nhà hàng thường áp dụng để khiến thực khách tự nguyện “đưa tiền” cho họ nhé.
Trước khi bước vào quán ăn, đa phần thực khách đều tự cho rằng mình “rất tỉnh” vì: Mọi thứ đều hiện lên menu mà, có gì mà phải lo!
Nhưng ít ai ngờ, cái bẫy bắt đầu được kích hoạt ngay khi bạn cầm quyển thực đơn lên đấy.
Thực đơn “hoa mắt” chính là cái bẫy đầu tiên
Có phải bạn thường bối rối trước quyển menu hấp dẫn của các nhà hàng phải không? Xin thưa là bạn đã “sập bẫy”!
Chuyên viên tư vấn nhà hàng Aaron Allen tiết lộ rằng, thực đơn để lộn xộn là 1 cách để làm rối trí khách hàng. Bạn sẽ lưỡng lự không biết gọi món này ngon không và liệu có hối hận khi gọi chúng?
Vì thế, bạn sẽ có xu hướng nghe theo lời gợi ý từ người bồi bàn, hoặc chọn theo tâm lý - chọn món ăn ở phía góc trên bên phải trước tiên, rồi dịch chuyển dần xuống góc dưới cùng bên trái.
“Bẫy” đến từ đôi tai
Đồ ngon sẽ khiến bạn ăn nhiều? Tất nhiên rồi. Thế nhưng bạn có biết thính giác được “thỏa mãn” thì sẽ kích thích cảm giác đói bụng không?
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bạn sẽ ăn nhiều hơn khi nghe nhạc nhẹ nhàng. Cụ thể, lượng thức ăn được tiêu thụ nhiều hơn 10% khi bạn nghe nhạc cổ điển.
Món ăn “độc – lạ”
Điểm khác biệt chính là ưu thế cạnh tranh được các nhà kinh doanh áp dụng nhiều nhất. Ở các nhà hàng cũng thế, với một quán cà phê có bánh ngọt thông thường và một quán cà phê có đầu bếp Ba Lan chuyên làm ra những chiếc bánh độc đáo đến từ Ba Lan thì hẳn nhiên bạn sẽ bị thu hút bởi quán thứ hai hơn.
“Bạn muốn đổi cốc lớn hơn và thêm chút kem sữa, trân châu chứ?”
Có phải câu hỏi này rất quen tai không? Chúng được đặt ra tại hầu hết các quán cà phê, câu hỏi tưởng chừng vô hại này lại làm chúng ta rối trí. Nhân viên bán hàng thường gợi ý về việc đổi sang cốc cỡ lớn hơn, thêm topping vào ly cà phê, trà sữa với mức giá không khác là bao và được hỏi rất nhanh nhằm khiến khách hàng không kịp tiếp nhận thông tin mà mơ màng gật đầu.
Thậm chí, một số cửa hàng còn “lừa” khách hàng khi để kích thước size cốc đồ uống. Ly tiêu chuẩn thực chất là ly nhỏ, còn ly lớn mới “đúng chuẩn”.
Phục vụ bàn luôn dọn những đĩa thức ăn bẩn
Những nhân viên bồi bàn sẽ cố gắng dọn sạch tất cả những chiếc đĩa đã dùng xong trên bàn. Mặc dù bàn ăn lúc này trông sẽ sạch sẽ hơn nhưng đây cũng là cách để thực khách nghĩ rằng mình chưa gọi quá nhiều món và nếu chưa thấy lưng lửng bụng sẽ order tiếp thôi.
Chứ cứ thử nghĩ xem nếu bạn nhìn thấy 1 bàn toàn đĩa bẩn thì cũng không buồn order thêm món nào đâu.
Thực đơn dành cho tất cả mọi người
Không ít nhà hàng đã thay đổi thực đơn để phù hợp với nhiều “style” ăn khác nhau. Nào là thêm đồ chay, món ăn có lợi cho sức khỏe, đồ ăn từ bình dân tới cao cấp.
Trên thực tế, các khách hàng thì vừa cảm thấy được chào đón còn chủ nhà hàng thì đảm bảo rằng có nhiều loại thực phẩm để lựa chọn thay thế cho nhiều gu ăn khác nhau.
Mai Hoàng
Bình luận