“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Giống như nhiều bộ phim tham dự Oscar khác, Cô gái Đan Mạch trở nên bóng bẩy, hư ảo và dễ thu hút người xem hơn là một tác phẩm mạo hiểm, mang nội dung ám ảnh.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Sở hữu một chất liệu làm phim tuyệt vời – một cốt truyện gây sốc với khán giả về người chuyển giới đầu tiên trong lịch sử - Lili Elbe, đạo diễn Tom Hooper có nhiều cơ hội để mang tác phẩm của mình đến gần với khán giả.

Quả nhiên là vậy, người xem dễ dàng bị thu hút bởi chuyến hành trình tìm kiếm bản ngã thật sự của họa sĩ người Đan Mạch – Einar Wegener (Eddie Redmayne), một cuộc chuyển đổi lớn lao đối với một con người – chuyển đổi giới tính từ đàn ông thành một người phụ nữ. Chuyến hành trình đầy xúc động, thú vị và cũng gặp vô vàn khó khăn và khủng hoảng đó đã lấy nước mắt của biết bao khán giả.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Nếu như là một người đàn ông như Einar Wegener, sẽ ra sao nếu một ngày bạn phát hiện ra trái tim mình đập loạn nhịp vì một người đồng giới? Còn thẳm sâu trong trái tim và trí óc hò reo khi nhìn thấy váy áo, phấn son, những món đồ độc quyền của phụ nữ từ trước tới nay. Sẽ ra sao nếu ngay cả những người thân thuộc với mình nhất, thậm chí cả xã hội này bỗng chốc quay lưng lại với mình, coi mình là một sinh vật lạ, một kẻ tồn tại ngoài phạm vi hiểu biết của nhân loại?

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Nếu như là một người phụ nữ như Gerda Wegener (vợ của Einar do Alicia Vikander thủ vai), sẽ ra sao từng ngày, từng ngày bạn phát hiện rằng người chồng, người bạn đời mà mình yêu thương, gắn bó bao lâu nay đang dần thay đổi từ bên trong, nó vượt qua nhận thức và hiểu biết của bản thân? Sẽ ra sao khi ta nhận ra không thể ghét bỏ được người mà làm mình tổn thương cũng là một loại đau khổ? Và liệu mấy ai đủ tỉnh táo, đủ mạnh mẽ như Gerda, dám đối mặt với sự thật và đặt hạnh phúc của người mình yêu lên đầu?

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Đúng vậy, một câu chuyện nhân văn, một kịch bản lãng mạn, cộng với hình ảnh đẹp như tranh vẽ thì chẳng có lý do gì để khán giả đại chúng lại từ chối một tác phẩm hấp dẫn như vậy, đặc biệt là nữ giới. Thế nhưng, nếu đặt ra câu hỏi: “Liệu Cô gái Đan Mạch có quyến rũ được cánh đàn ông “thẳng”, chinh phục được người xem khó tính, và thuyết phục hoàn toàn giới phê bình không?” thì câu trả lời là” “Chưa”.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Một tác phẩm ấn tượng, bắt mắt không có nghĩa là nó sâu sắc. Giống như kiểu một bức tranh nguệch ngoạc, ngẫu hứng của trẻ con, bỗng được đính kèm bằng chữ ký của một danh họa, thì hẳn không ít người sẽ mang nó ra mổ xẻ, phân tích, để thăm dò ý nghĩa của nó là gì.

The Danish Girl cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bên cạnh sức nặng của câu chuyện chấn động lịch sử là “sức nặng” của tượng vàng Oscar được sở hữu bởi những tên tuổi lớn như Tom Hooper, như Eddie Redmayne. Nắm trong tay một giải thưởng lớn là một vinh dự, nhưng đi kèm nó là một áp lực vô hình, là nỗi sợ của việc duy trì ánh hào quang cho những dự án kế cận.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Ánh hào quang mà The King’s Speech Les Misérables mang lại cho Tom Hooper tại Oscar dường như vô tình đã mài mòn cái tính gan góc chấp nhận mạo hiểm, để tạo ra tính đột phá cho “đứa con tinh thần” của ông. Giờ đây, “nhờ ơn” Cô gái Đan Mạch mà người ta mỉa mai ông bằng cụm từ “kẻ săn giải khốn khổ”. Còn Eddie Redmayne – nam diễn viên từng thắng giải Oscar với vai nhà vật lý học Stephen Hawking trong The Theory of Everything, giờ đây những lời ngợi khen vội vàng, sự kỳ vọng quá lớn của người hâm mộ dành cho Lili Elbe của Eddie đã vô tình khiến cho diễn xuất của anh trở nên “giả tạo”.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Eddie Redmayne trong vai diễn đoạt giải Oscar - Stephen Hawking ( "The Theory of Everything").

Trong khi đó, vai diễn đối trọng với Lili là người vợ Gerda Wegener của nữ diễn viên Thụy Điển Alicia Virkander lại có phần “nhỉnh” hơn hẳn. Cảm xúc của Gerda do Alicia Virkander truyền tải gần như “thống trị” toàn bộ phim. Bởi thế mới có cuộc tranh cãi về việc đáng nhẽ phải đưa cái tên Alicia Virkander vào danh sách “Nữ diễn viên chính xuất sắc” chứ không phải diễn viên phụ tại Oscar 2016. Nhưng cũng có người biện minh cho rằng đó là sự “nhân đạo” của các nhà sản xuất để đảm bảo cho ngôi sao của mình có một tượng vàng trong sự nghiệp.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Cảm xúc truyền tải tốt, thông điệp tình yêu rõ ràng nhưng chưa đủ để làm nên một tác phẩm ám ảnh về nội dung, chưa đủ để khiến công chúng có cái nhìn mới mẻ về người chuyển giới, như các nhà làm phim của The Danish Girl quảng cáo trước đó. Lúc này, hẳn sẽ có nhiều fan của bộ phim nhảy bổ lên, chỉ vào mặt và mắng xối xả những kẻ “nói thì hay hơn làm”. Vì vậy, một sự so sánh sẽ tốt hơn là lời nói xuông!

Thử lần giở các tác phẩm kịch tính lấy chủ đề tương tự mà xem. Đầu tiên là phải kể đến In a Year of 13 Moons (1978) của đạo diễn Rainer Werner Fassbiner làm dưới thời Đông Đức. Bộ phim nhấn mạnh bằng cảm xúc mãnh liệt, rất thật của người phụ nữ khi mất đi người tình đồng tính của mình, bị cả xã hội khinh bỉ và miệt thị. Không Oscar nào cho phim là điều dễ hiểu vì nó được làm ra ở cái thời mà hôn nhân đồng tính là phạm pháp, tuyên truyền cho điều đấy là cấm kỵ. Hay thử giật lùi về thế kỷ 21, Brokeback Mountain (2005) bộ phim gây chấn động khi xóa nhòa ranh giới giữa tình yêu dị tính và đồng tính mà xem nó đơn giản chỉ là tình yêu.

“Cô gái Đan Mạch” – “Hạ cánh an toàn” vì mục tiêu Oscar

Tuy tạo ra sự xa cách đối với cộng đồng LGBT vì tạo hình cầu kỳ, kiểu cách và cách diễn kịch hóa của dàn diễn viên, nhưng ít ra The Danish Girl (Cô gái Đan Mạch) vẫn là bộ phim giàu cảm xúc, ngọt ngào, quan trọng nhất là truyền tải được thông điệp: chuyển giới là một hành trình can đảm để tìm lại chính bản thân mình.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận