4 bom tấn chẳng cần kĩ xảo cũng “ảo” quá sức tưởng tượng
- 0
-
0chia sẻ
-
Người ta hay khen ngợi những bộ phim với kĩ xảo máy tính được làm chân thực đến khó tin, nhưng có mấy ai để ý, có nhiều nhà làm phim khác vẫn coi trọng những cảnh quay, đạo cụ và phim trường thật nhất có thể, vừa giúp diễn viên dễ dàng đặt mình vào nhân vật hơn, vừa tạo được cảm giác hưng phấn cho người xem, nhất là trong những tựa phim hành động.
Để chứng minh cho sự phản tác dụng của kĩ xảo CGI trong điện ảnh, Ian McKellen - diễn viên gạo cội đóng vai Pháp sư Gandalf trong Người Hobbỉt đã kể lại rằng, trong một cảnh quay mà xung quanh chỉ toàn phông xanh, không có một bóng người, ông đã phải bật khóc và lẩm bẩm "Đây không phải là lý do tôi làm nghề này". Ông còn chia sẻ, khi đó, chiếc mic thu âm của ông vẫn đang bật, và thế là cả đoàn làm phim đều phải nghe những lời than thở.
Ian McKellen trong phim trường The Hobbits.
Chính vì vậy, có không ít đạo diễn và diễn viên luôn mong muốn tạo ra được những cảnh quay chân thực hơn bằng những đạo cụ, bằng những nhóm các kĩ sư, nghệ sĩ làm việc miệt mài để đưa những điều tưởng như không thể thành sự thật, biến những cảnh quay lẽ ra vô cùng giả tạo thành những tuyệt tác mà ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Star Wars VII
Có rất nhiều những món đồ, đạo cụ trong Star Was phần 7 được tạo ra từ chính bàn tay những nghệ sĩ phía sau cánh gà chứ không phải bằng máy tính, cụ thể như chú robot BB-8 - nhân vật được yêu thích xuyên suốt cả 7 phần phim. Đoàn làm phim đã tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của chú robot này, điều khiển được qua sóng vô tuyến và là "hàng thật" trong hầu hết những cảnh quay.
Bên cạnh đó, các sinh vật ngoài hành tinh hay tàu bay cũng là mô hình thật, giúp các diễn viên dễ thực hiện các cảnh quay với cảm giác thật hơn là sờ vào 1 "cục" màu xanh lá rồi sau đó ghép hình bằng kĩ xảo máy tính.
Ổ bánh mì "ăn liền" quá ấn tượng dù chỉ xuất hiện trong 4 giây ngắn ngủi.
Một ví dụ đặc biệt cho sự "nghiêm túc" của đoàn làm phim Star Wars trong việc giảm tối đa sự can thiệp của kĩ xảo CGI chính là "ổ bánh mì ăn liền" đúng nghĩa trong phim. Dù chỉ xuất hiện đúng 4 giây và có thể đễ dàng tạo ra bởi máy tính, đoàn làm phim lại quyết định bỏ ra 3 tháng liền để nghiên cứu và phát triển được các nguyên liệu để biến điều này thành sự thật, thậm chí món đạo cụ này cũng có thể ăn được luôn.
007: Spectre
Dù đã bị đánh giá thấp hơn các phần trước, việc thường xuyên sử dụng các cảnh quay "thật như cuộc sống" chính là lý do khiến 007 vẫn là series được ưa thích nhất trong thể loại hành động/điệp viên.
Cảnh quay ấn tượng nhất trong Spectre phải kể đến phân đoạn chiếc máy bay trực thăng "nhào lộn" thực sự trên đầu 1500 diễn viên quần chúng đang "hoảng hốt' phía dưới; cảnh chiếc máy bay đâm thủng một ngôi nhà gỗ trên dãy nút Alps, và đặc biệt là vụ nổ tiêu tốn hơn 8000 lít nhiên liệu ở cuối phim.
The Impossible
Bộ phim về thảm họa tự nhiên không chỉ thành công về nội dung mà còn được biết đến về độ "hành xác" mà các diễn viên phải trải qua, nhất là nữ diên viên chính Naomi Watts.
Các phân cảnh có sóng thần trong phim đều được mô phỏng lại bằng rất nhiều nước, các máy phun, thùng chứa... để tạo hiệu ứng chân thật nhất có thể. Các diễn viên cũng phải chịu những "con sóng" cuốn trôi mình mà không cần đóng thế. Thậm chí, không hiểu do vô tình hay cố ý mà vị đạo diễn không hề yêu cầu ngừng quay khi Naomi bị vướng chân vào đạo cụ khi đang thực hiện phân cảnh bị dòng nước xoáy hút vào, kể cả khi cô đã phải ra dấu ngừng lại.
“Nhiều cảnh quay mạo hiểm trong phim hoàn toàn không cần tới diễn xuất của tôi, bởi dòng nước thật sự rất mạnh và nhiều lúc phải vất vả lắm tôi mới ngoi lên thở được” - Naomi chia sẻ về quá trình thực hiện các cảnh quay.
Mad Max: Fury Road
Có lẽ nhiều người cùng đã biết rằng bộ phim này sử dụng rất nhiều cảnh quay với hiệu ứng thật chứ không phải kĩ xảo CGI. Tuy nhiên, khi nhìn những hình ảnh dưới đây thì chắc ai cũng phải "há hốc mồm", bởi chỉ cần một sai sót nhỏ thôi, các diễn viên sẽ phải "hy sinh" như chơi.
Những cảnh quay nguy hiểm đến nỗi, vị đạo diễn ban đầu còn nghĩ rằng họ bắt buộc phải thực hiện chúng thông qua máy tính. Đến cả vụ nổ chiếc xe khổng lồ, tiêu tốn tới hơn 1000 lít nhiên liệu cháy cũng được thực hiện ngoài đời thực, trong khi các hiệu ứng trên máy tính chỉ giúp chỉnh màu và tạo thêm ấn tượng mà thôi.
Tham khảo: GenK, CRACKED.
Bình luận