10 bộ phim khiến ta suy nghĩ về cuộc sống thực

10 bộ phim khiến ta suy nghĩ về cuộc sống thực
Sự phát triển ngành công nghiệp điện ảnh thể hiện ở chỗ mọi đề tài đều được con người chạm đến, khai thác. Nhưng mỗi bộ phim lại có nét đặc sắc riêng biệt, một số luôn để lại trong lòng khán giả một dấu hỏi về cuộc sống sau mỗi lần xem. 1. Her (Spike Jonze, 2013) Ra mắt vào năm 2013, ‘Her’ ngay lập tức thu hút khán giả tuy khai thác một chủ đề không mới, đó là về trí thông minh nhân tạo. Tương tự như ‘Bicentennial’ (Người Máy 200 tuổi) ‘Her’ không đào sâu vào phân tích công nghệ mà lại tập trung vào tình tiết lãng mạn, những cảm xúc lãng mạn, tình yêu giữa con người và một cỗ máy. Liệu có hay chăng trong tương lai con người có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo luôn là băn khoăn kể từ khi máy tính ra đời. Nhưng có lẽ không đâu diễn đạt câu hỏi đó một cách tinh tế và hiện thực như trong ‘Her.’ 2. The Cabin in the Woods (Drew Goddard, 2012) ‘The Cabin in the Woods’ là một bữa tiệc những thứ để hù dọa khán giả như zombie, oan hồn, quái vật, thằng hề, búp bê ma… Mới đầu khán giả có thể cảm thấy nhàm chán vì các tình tiết cũ, dập khuôn, điển hình trong các bộ phim được dùng đi dùng lại. Nhưng điểm cộng cho ‘The Cabin in the Woods’ nằm ở chỗ biết tận dụng những cái cũ, cái quen thuộc để tạo nên một bộ phim có kịch bản đột phá, đầy yếu tố bất ngờ. Phim còn khiến mỗi chúng ta tự đặt câu hỏi cho bản thân: Liệu cái gì đáng sợ hơn? Hồn ma, zombie hay là chính con người hãm hại lẫn nhau? 3. Dogtooth, (Yorgos Lanthimos, 2009) ‘Dogtooth’ là một bộ phim tâm lý – kinh dị của Hy Lạp do chính nhà tâm lý học B.F. Skinner làm biên kịch. Phim kể về 3 đứa trẻ được bố mẹ bảo bọc quá kỹ đến nỗi mọi ngôn từ và hành động của chúng đều do bố mẹ dạy bảo và sắp đặt. Chúng nghĩ chả có gì tồn tại bên ngoài hàng rào ngôi nhà, máy bay trên trời chỉ là một thứ đồ chơi và bố mẹ chỉ cho chúng rời khỏi nhà “khi nào chiếc răng thứ hai của con chó rụng”. Bố của bọn trẻ còn thường xuyên dẫn về một cô gái nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục cho con trai của ông ta. Những suy nghĩ của kẻ tâm thần, không gian thu hẹp chỉ trong đúng một căn nhà nhưng vẫn gây dựng đầy đủ tình tiết ghê tởm đủ khiến khán giả ám ảnh sau khi xem. 4. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (Michel Gondry, 2004) Với những ai đang yêu, với những ai đã từng trải qua một mối tình tan vỡ, hay đơn giản với những ai yêu thích thể loại phim lãng mạn thì không thể bỏ lỡ 'Eternal Sunshine of the Spotless Mind'. Tượng vàng Oscar dành cho bộ phim có kịch bản hay nhất thật xứng đáng được trao cho Charlie Kaufman – biên kịch của bộ phim – người đã đem đến cho khán giả trải nghiệm siêu thực tuyệt đẹp. Phim kể về một công ty có khả năng xóa ký ức đau buồn về một đối tượng nào đó, thường là những mối tình tan vỡ. Một khả năng khiến cho những người vừa mới thất tình ao ước, nhưng đồng thời lại e sợ nó. Giống như 2 nhân vật chính trong phim, đến phút cuối họ phải hối hận vì đã xóa ký ức về nhau, vì không chỉ ký ức đau khổ, tổn thương tình cảm mà cả những hồi ức đẹp đẽ về tình yêu của họ cũng bị xóa bỏ. Liệu rằng một mối quan hệ chỉ có những điều tốt đẹp tốt hơn một mối quan hệ khó khăn, có đau buồn, có thử thách? Liệu rằng chúng ta có hối hận không khi hoàn toàn lãng quên một người mà chúng ta đã từng trao đi yêu thương? Hãy cùng tìm câu trả lời trong “Eternal Sunshine of the Spotless Mind.” 5. I Am Legend (Francis Lawrence, 2007) Nếu bạn là người duy nhất còn sót lại trên Trái Đất thì bạn nghĩ sao? Người cô độc nhất thế gian – đó chính là những gì phim “I Am Legend” muốn nói. Phim kể về thành phố Newyork bị hủy diệt bởi một virus lạ, và chỉ có tài xế Robert Neville còn sống sót. Anh vừa phải chống chọi với bọn zombie – những người bị nhiễm virus, vừa phải tìm kiếm vaccine chống lại căn bệnh lạ. Nhưng điều mà khán giả cảm nhận sau bộ phim là nỗi cô đơn, sự buồn chán, nỗi sợ hãi khi chỉ tồn tại một mình. 6. Inglourious Basterds (Quentin Tarantino, 2009) 'Inglorious Basterds’ một tác phẩm điển hình theo phong cách làm phim của đạo diễn Quentin Tarantino. Mặc dù được lấy bối cảnh thế giới thời Đức Quốc Xã thống trị châu Âu, những cuộc thảm sát dân Do Thái, những mưu tính để hạ sát các thủ lĩnh quân địch, nhưng nó hoàn toàn không phải bộ phim về lịch sử. Quentin chả nghiêng về phe nào, chẳng bảo vệ hay cổ vũ cho Đức, hay cho Do Thái, hay bất kỳ lực lượng nào. Bởi lẽ những nhân vật được cho là thiện, được cho là ác trong phim đều có những mâu thuẫn cảm xúc như của một con người bình thường, thậm chí ta còn thấy một cặp đối ngẫu thú vị “Thiện đáng ngờ” và “Ác quyến rũ”. 7. The Matrix (Andy and Lana Wachowski, 1999) Sẽ thế nào khi thực ra bạn đang sống trong một thế giới giả lập? Series phim 'Ma Trận' luôn thu hút công chúng yêu điện ảnh vì khả năng sáng tạo kịch bản, dàn dựng võ thuật và những pha kỹ xảo bắt mắt. Không phải nói nhiều về sức hấp dẫn đến từ bộ phim này, khán giả yêu 'Ma Trận' cũng hẳn không thể nào quên anh chàng diễn viên điển trai Keanu Reeves trong vai hacker Neo. Bên cạnh đó, phim dường như khiến khán giả suy nghĩ về những quyết định quan trọng trong cuộc sống bản thân: “An phận thủ thường” hay chấp nhận thử thách để mở rộng thế giới của bản thân? 8. Melancholia (Lars von Trier, 2011) ‘Melancholia’ lấy ý tưởng từ sự khải huyền và ngày tận thế. Cũng không phải là ý tưởng mới, nhưng ‘Melancholia’ lại nổi bật lên trong hằng hà sa số phim về ngày Trái Đất bị diệt vong. Phim đồng thời đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Von Trier (từng được biết đến qua bộ phim Antichrist – phim về dục vọng được tranh cãi nhiều nhất tại LHP Cannes năm 2009). Ngay từ trước khi khởi chiếu Lars Von Trier đã nói: “Sẽ chả có một cái kết có hậu nào cả.” Tuy nhiên với cái kết đầy nhân văn là hình ảnh 2 nữ chính cùng một cậu bé đi nhặt cành cây và lá cây để xây nên một túp lều che chắn bản thân, đã mở ra hy vọng về sự sống tiếp tục xoay vòng, con người luôn biết cách chống trọi trong mọi tình huống. Bằng cách này hay cách khác khán giả dễ dàng chấp nhận một cái kết như vậy mà không lưu lại nỗi tuyệt vọng về cuộc sống tương lai. 9. Minority Report (Steven Spielberg, 2002) Bạn nghĩ sao nếu một ngày nào đó các cảnh sát có thể biết trước ai sẽ là kẻ phạm tội, gây án tiếp theo? Ý tưởng tiên đoán tội phạm được đưa vào bộ phim ‘Minority Report’ gây tò mò cho người xem. Mọi tiên đoán được dựa trên các thiệt bị máy móc trong đó John Anderrton (Tom Cruise) đội trưởng đội đặc nhiệm – người tin tưởng tuyệt đối vào bộ phận dự đoán này. Nhưng điều bất ngờ là chính anh lại được phán sẽ giết người trong tương lai. Bộ phim khiến mọi người phải đặt câu hỏi trong tương lai rằng “Tự do để làm gì khi ngay đến tương lai cũng bị kiểm soát?” 10. Paprika (Satoshi Kon, 2006) (Kẻ trộm giấc mơ) Nếu như bạn có thể “đột nhập” vào giấc mơ của người khác thì sao? Nếu như những giấc mơ đó gây ảnh hưởng tới cuộc sống thực thì sao? Phim hoạt hình Paprika nói về đề tài không mới đó là khả năng đi vào trạng thái vô thức của con người, nhưng thật khó để cưỡng lại sức quyến rũ đến từ bộ phim này. Với những thước ảnh đầy màu sắc, ảo giác quái dị, mộng mị khiến con người rơi vào thế giới “ảo trộn lẫn thực” và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu những giấc mơ xuất hiện trong thế giới thực.

Cùng chủ đề

Bình luận