[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi
Có thể phân định loa phát thanh theo nhiều góc độ, từ hình dáng, đến chức năng cho tới mục đích sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đã khuôn lại chỉ tập trung vào loa để nghe nhạc tại gia đình, do đó, việc phân định dưới đây sẽ được thực hiện theo vị trí đặt loa khi trình diễn - cách phân định phổ biến và đơn giản nhất. 1              Loa giá sách (Bookshelf Speakers) Tên gọi này xuất phát từ những cặp loa thùng kín, kích thước nhỏ lần đầu ra mắt các thị trường âm thanh của Mỹ, Anh như Acoustics Research, Altec Lansing, JBL, Celestion, Leak… Ở thời điểm đó, những cặp loa này thường được đặt trên mặt tủ đồ hoặc trên giá sách bởi sự gọn gàng về kích thước. Do đó cái tên loa giá sách ra đời, thường dùng để chỉ loa nhỏ, phải kê, đặt lên một mặt phẳng nào đó để tăng chiều cao so với sàn nhà.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Tuy nhiên, sau một thời gian, nhận thấy việc kê đặt trên mặt tủ hay giá sách không thực sự phát huy tối ưu chất lượng âm thanh, chính các hãng loa đã thiết kế thêm chân loa (stand) cho những cặp loa của mình. Và như thế, loa nhỏ đã được lấy khỏi giá sách mà đặt lên chân loa. Việc đặt loa trên chân riêng rất tiện dụng bởi chân và loa có thể đặt ở bất cứ đâu trong phòng mà không bị cố định như chiếc giá sách.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Cho đến nay, người ta vẫn dùng thuật ngữ loa giá sách để chỉ loa nhỏ, khi chơi nhạc phải đặt một mặt phẳng nào đó để cải thiện chiều cao so với sàn nhà (mặt bàn, mặt tủ, giá sách) mà phổ biến là chân loa.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

2              Loa cột (Floor Standing Speakers) Loa cột, hay còn có tên là loa đứng, hoặc một số người gọi là loa sàn chỉ những đôi loa lớn, thường có hình trụ và đặt trực tiếp lên sàn nhà khi phát nhạc.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Gọi là loa cột bởi các cặp loa này thường dong dỏng như những chiếc cột. Gọi là loa đứng bởi chúng chỉ chơi nhạc tốt khi đặt đứng. Khác với loa giá sách, có thể đặt đứng hoặc đặt nằm đều được. Gọi là loa sàn bởi chúng được đặt trực tiếp lên sàn nhà. Bản thân các cặp loa này đã khá lớn với chiều cao phù hợp ngưỡng nghe bình thường (tai người nghe tương đương chiều cao của loa tweeter) nên không cần phải kê đặt để tăng chiều cao.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Hiện loa cột có nhiều hình dáng khác nhau theo sự phát triển của công nghệ chế tạo, chứ không chỉ đơn thuần có hình dáng dong dỏng như trước đây. Song, để phân biệt với loa giá sách thì những cặp loa lớn, đặt trực tiếp lên sàn vẫn được gọi chung là loa cột. 3              Loa thanh (Soundbar Speakers) Là loa có dạng thang ngang, dùng kèm với TV để xem phim, nghe nhạc. Loa thanh có thể đặt trên kệ TV, có thể treo lên tường. Loa thanh hiện có thể tái tạo âm thanh stereo hoặc đa kênh theo công nghệ phản hồi sóng âm giữa các diện tường, tạo âm thanh surround ảo.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Một số loại loa thanh được đặc chế để kiêm nhiệm vụ làm chiếc đế kê TV, còn gọi là loa đế (soundbase speakers).

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

4              Loa treo tường (On-wall Speakers) Là loa nhỏ, được treo lên tường để tăng độ tán xạ của âm thanh hoặc tạo hiệu ứng âm thanh vòm. Trong các dòng loa nghe nhạc sử dụng loa treo tường, phổ biến có thể kể đến dòng loa Bose 2.1 Acoustimass gồm 2 loa nhỏ treo tường (còn gọi là loa tay) và 1 subwoofer.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Với thể loại loa treo tường dùng để xem phim, phần lớn các loa đều có sản xuất. Đặc điểm chung của loại thiết bị này là nhỏ, gọn, nhẹ và mỏng.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

5              Loa âm tường (In-wall Speakers)

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Là loa được đặt sâu trong tường sao cho mặt loa với bề mặt tường nằm trên một mặt phẳng. Chủ yếu người ta sử dụng loa âm tường cho các hệ thống xem phim đòi hỏi cao về tính mỹ thuật trong một không gian nội thất hiện đại.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

6              Loa âm trần (In-ceiling Speakers)

Chức năng, lắp đặt của loa âm trần tương tự như loa âm tường, nhưng thay vì lắp vào các diện tường xung quanh, loa âm trần được lắp sâu lên trên trần nhà, chỉ hở mặt loa.

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Biến thể của loa âm trần là loa thả trần, có chức năng tương đương, nhưng được thả xuống một đoạn, hoặc gắn trên bề mặt trần nhà. 7              Loa ngoài trời (Out-doors Speakers)

[Wiki] Phân biệt loa nghe nhạc theo tên gọi

Là loa thiết kế để trình diễn ngoài trời trong khuôn viên gia đình như hiên nhà, balcony, sân, vườn, bể bơi… Loa ngoài trời có thể đặt trực tiếp dưới đất hoặc treo lên, tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn loại phù hợp. Thiết bị này được thiết kế để chịu được tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió, ánh nắng…

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận