[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Là mẫu loa đặc biệt, đánh dấu cột mốc 40 năm trong hành trình phát triển của Dynaudio, Special 40 có thể được xem như là một biểu tượng mới và cũng là mẫu loa được tích hợp nhiều công nghệ độc quyền của hãng.

Việc tung ra mẫu loa Special Forty cùng những thiết kế nổi bật, đặc biệt củ loa Esotar Forty đã tạo sức hút lớn. Christopher Kjaerulff, Giám đốc nội dung của Dynaudio, đã thực hiện một video clip cùng với sự góp mặt của các chuyên gia từ Dynaudio - Otto Jørgensen, Giám đốc sản xuất và Roland Hoffmann, Tổng giám đốc Dynaudio Academy, nhằm giải đáp các thắc mắc này. Dưới đây là nội dung chính của buổi phỏng vấn.

Nguyên lý chung đằng sau những mẫu loa tweeter của Dynaudio

Christopher: Mục đích của cuộc trò chuyện này là để tìm hiểu về các loại củ loa tweeter nói chung và đặc biệt là về Esotar Forty, củ loa tweeter được Dynaudio thiết kế riêng cho mẫu loa kỉ niệm 40 năm - Special Forty. Nhưng trước khi tìm hiểu cụ thể về Esotar Forty, liệu anh có thể chia sẻ một chút về quá trình chế tạo loa tweeter thông thường của Dynaudio?

Roland: Về cơ bản, Dynaudio thường dùng loa tweeter màng lụa, chính xác là loại màng lụa phủ chất liệu. Và trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tweeter mang nguyên lý khác nhau. Khi bắt đầu, chúng tôi tìm kiếm đến sự cân bằng giữa mọi yếu tố trên một củ loa tweeter. Nó phải có trọng lượng vừa phải, độ phản hồi cực nhanh nhưng lại cần có dải tần thẳng tắp, và có nhiều loại tweeter chỉ thể hiện rất tốt một trong những yếu tố này. Tuy nhiên, riêng loại tweeter màng lụa phủ chất liệu lại có năng lực cân bằng giữa những gì chúng tôi cần.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Christopher: Anh có thể cho biết cụ thể hơn?

Roland: Mỗi loại vật liệu để làm màng loa sẽ cho ra tần số cộng hưởng khác nhau, như kim loại hoặc nhựa. Ví dụ, khi ta gõ vào một miếng thép, nó sẽ kêu lên. Còn đối với màng lụa mềm, dĩ nhiên là sẽ không tạo được âm thanh gì. Tuy nhiên, nó lại có tác dụng làm dịu âm thanh phát ra khi có tín hiệu đi vào cuộn dây âm thanh, và đây là điểm khởi đầu cho mỗi thiết kế của Dynaudio.

Không những vậy, chúng tôi còn liên tục cải tiến nguyên lý này suốt 40 năm qua. Dĩ nhiên kết quả thu được không hề tệ và các củ loa màng lụa dần nổi tiếng khắp thị trường.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Christopher: Và một trong những mẫu loa tweeter của Dynaudio - Esotar 2, cũng từng gây tiếng vang trong một thời gian dài. Điều gì khiến nó đặc biệt như vậy?

Roland: Về cơ bản, củ loa tweeter này sở hữu nam châm neodymium cực kỳ mạnh mẽ, có khả năng điều khiển cuộn dây âm rất nhẹ một cách chính xác, từ đó âm thanh sinh ra cũng được cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nhiều thứ để có thể bàn luận cả ngày về loa tweeter như là chất liệu phủ màng, hình dạng vòm… Dĩ nhiên là không thể có được sản phẩm có chất lượng tương tự nếu chỉ dùng loa tweeter từ các bên thứ 3 mà phải tự phát triển và không ngừng cải tiến. Đó cũng là cách làm của Dynaudio từ trước đến nay.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Christopher: Vậy ra đó là cách mà Dynaudio thành công với các củ loa tweeter. Và cũng trong sự kiện High End Munich 2017, Dynaudio đã giới thiệu một sản phẩm mới nhất - loa Special Forty với củ loa tweeter đời mới, được gọi là Esotar Forty.

Otto: Tuy nhiên, hãy cùng quay lại một chút với Esotar 2 - củ loa tweeter hàng đầu của Dynaudio trước khi đến với Esotar Forty. Điểm khác biệt đầu tiên là chất liệu làm vỏ chụp của 2 loại tweeter. Ở Esotar 2 là nhựa, còn Esotar Forty là kim loại. Phần thông hơi ở sau màng loa cũng được tái thiết để dẫn hơi tốt hơn. Bộ phận này sẽ điều khiển luồng hơi đằng sau màng loa để đưa đến vỏ chụp, tránh hiện tượng phản hồi và quay trở lại màng, gây ra hiện tượng nhiễu âm.

Nếu nhìn kỹ, ở đây là một thỏi nam châm neodymium cực lớn, đặc biệt là đối với loại nam châm dùng cho tweeter. Đa số củ loa tweeter neodymium của các hãng khác chỉ có rất ít neodymium vì người ta thường làm nam châm neodymium kích thước nhỏ so với loại nam châm ferrite.

Roland: Hầu hết nam châm được làm theo dạng vòng nhẫn, riêng ở Esotar Forty thì được định hình khác để tối ưu hóa việc thông hơi và chuyển động không khí trong loa.

Otto: Đây là bước cải tiến chính trong Esotar Forty. Kết quả là nó có tần số cộng hưởng thấp hơn, ít nhiễu và dễ dàng hòa trộn với âm thanh từ loa woofer.

Sự khác biệt giữa Esotar 2 và Esotar Forty

Christopher: Như vậy thì giữa Esotar 2 và Esotar 40, đâu mới là mẫu tweeter tốt hơn?

Otto: Không thể so sánh 2 mẫu tweeter này vì cả 2 đều khác nhau về cơ bản, và mỗi loại đều có ưu điểm ở các mặt khác nhau.

Roland: Chính đội ngũ kỹ sư của Dynaudio đã đưa ra ý tưởng thiết kế cải tiến Esotar Forty từ Esotar 2. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể bảo họ rằng: “Ô, đừng có làm nó quá tốt”. Đây là bộ phận dành cho cặp loa Special Forty đấy, chúng tôi phải cải tiến và khiến nó thật đặc biệt. Còn Esotar 2 thì vẫn là Esotar 2 thôi. Đừng quên rằng, Esotar 2 được dành cho các sản phẩm cao cấp hơn như Contour, hay đặc biệt là loa Confidence, Evidence Platinum… Đó mới là vị trí của Esotar 2.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Christopher: Vậy điều khiến Esotar Forty đặc biệt chính là nó chỉ dành cho cặp loa Special Forty, đúng không? Và liệu đây chính là mẫu loa duy nhất mà người dùng có thể được trải nghiệm củ loa tweeter độc đáo này?

Otto: Đúng rồi!

Roland (cười): Anh có thể gọi nó là củ loa tweeter kỉ niệm 40 năm của Dynaudio cũng được đấy.

Sự khác biệt âm thanh giữa loa tweeter màng lụa và màng ribbon

Christopher: Này Roland, có phải chúng ta đã giới thiệu qua sự khác biệt về nguyên lý của các loại tweeter rồi nhỉ? Vậy thì giữa tweeter màng lụa và tweeter ribbon có gì khác nhau không?

Roland: Với ribbon tweeter, nó hoạt động tốt ở trên trục và tái tạo hiệu quả một số dải tần. Nhưng không thể chỉ đánh giá loa qua riêng tweeter được. Nói cách khác, tweeter chỉ là bộ phận loa mà thôi. Và dĩ nhiên, quan trọng hơn chính là woofer đi kèm với tweeter, và phải làm sao để 2 củ loa này hoạt động ăn ý với nhau là một vấn đề nan giải. Gần như không có loại woofer nào hoạt động hiệu quả với ribbon tweeter, chủ yếu là do sự khác biệt về cộng hưởng và độ tán âm.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Christopher: Vậy ý của anh là với tweeter màng lụa thì khả năng phối hợp với woofer sẽ tốt hơn, có đúng không?

Roland: Đúng vậy, và đó cũng là điều đặc biệt ở Special Forty. Nhưng về cơ bản, trên các dòng loa của Dynaudio, củ loa tweeter có thể tái tạo được tần số ở mức cực kỳ thấp, chạm đến ngưỡng tần số của dải trung. Còn loa woofer có thể tái tạo được tần số cao lên ngưỡng của dải trung. Từ đó, chúng hòa quyện với nhau tạo nên hiện tượng cộng hưởng đặc biệt hiệu quả.

Otto: Phải nói rằng, cặp loa Special Forty về cơ bản là một tạo vật kỷ niệm cho những thành công của Dynaudio suốt 40 năm qua và nó tốt ở nhiều phương diện, chứ không chỉ 1 yếu tố như là khả năng đáp ứng tần số cao. Điều chúng tôi muốn ở Special Forty là một âm thanh hay theo hướng toàn diện.

Christopher: Vậy liệu Dynaudio đã từng thử nghiệm qua các vật liệu khác ngoài dome màng lụa đang được sử dụng hiện nay?

Otto: Về vấn đề đó, chúng tôi vẫn đang trong quá trình phát triển.

Esotar Forty và loa tweeter của LYD, có gì khác biệt?

Christopher: Có nhiều người dùng thắc mắc là làm thế nào để so sánh giữa tweeter của loa LYD với tweeter Esotar?

Otto: Cơ bản thì hầu hết cấu trúc tương tự nhau. Chúng tôi không thay đổi cấu trúc tweeter chỉ vì nó được dùng cho loa chủ động. Nhưng tôi nghĩ có lẽ thắc mắc này là dành cho việc liên hệ giữa tweeter với dòng loa gia đình, và đương nhiên là không có sự khác biệt nào ở đây cả. Vai trò của loa tweeter trên các dòng loa là như nhau, cho dù đó là loa Active hay loa Pro. Phần tinh chỉnh cuối của các dòng loa có thể khác nhau ở điểm nào đó, nhưng công nghệ trên các củ loa về cơ bản là như nhau.

Ví dụ ở các dòng loa Pro, Dynaudio có vài mẫu loa sử dụng tweeter dòng thấp, vài mẫu dùng dòng cao, và có các mẫu loa Pro dùng Esotar 2, trong trường hợp đó thì không có sự khác nhau giữa Esotar 2 ở loa Contour và Esotar 2 ở loa pro M3 hoặc M5.

[Vietnam Hi-end Show 2017] Dynaudio Special 40: Điều đặc biệt từ tweeter Esotar Forty

Roland: Có nhiều nguyên nhân giúp cho loa coated soft-dome hoạt động hiệu quả ở trong nhà, phòng nghe hoặc phòng khách, và cả trong studio. Đối với người làm việc ở studio, họ phải nghe liên tục hàng giờ liền vì đó là công việc của họ. Còn với người nghe bình thường thì chỉ nghe nhạc hàng giờ đối với loại nhạc ưa thích. Vì thế, mọi yếu tố như là sự cân bằng tần số phản hồi, cân bằng tán âm ở trong phòng đều quan trọng, dù là phòng khách hay là studio.

Otto: Tóm lại, dù có sự khác biệt giữa các mẫu loa nhưng không phải vì dựa trên việc nó có phải là dòng Pro hay không, mà là tùy vào các nhu cầu khác nhau của người dùng!

Nhà phân phối: APTRONICS AUDIO

Dynaudio Special Forty sẽ chính thức ra mắt và trình diễn tại sự kiện Vietnam Hi-end Show 2017 diễn ra trong 3 ngày 29/9-30/9-1/10 tại khách sạn Daewoo (360 Kim Mã, Hà Nội).

Hồng Anh (chuyển ngữ)

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận