Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

"I can hear things you can't" - Câu Slogan mà Sony đã dùng để quảng bá cho nhiều sản phẩm âm thanh của hãng và cũng đã quá quen thuộc với giới nghe nhạc hi-res. Nhiều audiophile cho rằng đã biết tới nhạc hi-res thực sự thì khó có thể nghe được nhạc chất lượng thấp trở lại, nhưng tại sao đến giờ nhạc hi-res vẫn chưa phổ biến dù đã được không ít hãng lớn chống lưng?

1. Số lượng nhạc còn hạn chế

Số lượng kho nhạc là quan trọng nhất, sau đó là chất lượng thiết bị nghe và thứ ba mới tới định dạng nhạc. Đối với nhiều người là thế. Nếu như bạn có cả một album nhạc Hi-res mã hóa PCM hay DSD rồi lại chẳng hề thích nghe nó thì cũng như không! Thực tế là phần lớn người nghe muốn có kho nhạc lớn hơn thay vì chất lượng cao hơn.

2. Tiền bạc

Nếu bạn đã vượt qua thử thách phân biệt chất lượng nhạc CD và Hi-res thì xin chúc mừng, bạn đã có thể bắt đầu đầu tư vào những trang thiết bị âm thanh cao cấp. Những bản nhạc chất lượng cao thì cũng cần phải có những cố máy phát tốt tương đương. Bất cứ cuộc chơi nào cũng khiến người ta ngày càng chi nhiều tiền hơn để thỏa mãn nhu cầu gia tăng không ngừng. Bắt đầu có thể chỉ là tai nghe, rồi tới bộ giải mã DAC, ampli và phụ kiện... chưa kể tới việc các album nhạc mới phát hành liên tiếp.

3. "Nhiều hơn" chưa chắc đã tốt hơn

Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

Logo Hi-Res dành cho thiết bị phần cứng bên trái và logo Hi-Res music dành cho nguồn nhạc bên phải.

Nếu đã tìm hiểu về HRA thì bạn sẽ thấy những con số "24/96" và "24/192" xuất hiện rất nhiều. Con số đầu tiên là để chỉ bit depth của bạn nhạc: là lượng dữ liệu dùng để lưu trữ một mẫu tín hiện. Một file 24-bit thường sẽ có dải động lớn hơn một file 16-bit. Con số thứ hai, "96" hoặc "192" là để chỉ sample rate của bản nhạc: là số lượng sample chứa trong 1 giây. Nhiều sample hơn thì sẽ tốt hơn.

Về mặt lý thuyết thì cứ có sample rate cao hơn thì bản nhạc sẽ chứa nhiều thông tin âm thanh hơn, giữ lại được những tần số cực cao. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm đã cho thấy không phải ai cũng đồng tình với ý kiến này, và kết quả rút ra chính là... hãy tin vào đôi tai của mình. Hãy nhớ rằng kể cả khi nghe bằng những dàn âm thanh hàng nghìn đô thì sự khác biệt giữa hai định dạng nhạc cũng phụ thuộc vào bạn có cảm nhận được không. Cấu trúc tai người không hoàn toàn giống nhau, nên một số người có thể không cảm nhận được. Việc nghe quá quen nhạc chất lượng thấp cũng có thể là nguyên nhân. Song với đa số người nghe hiện nay thì là do thiết bị chưa đủ tốt.

4. Quá trình hoàn thiện bản nhạc quá kém

Nhiều bản nhạc Pop, Rock đương đại, hay bị gọi chung chung là "nhạc thị trường" thường chẳng bao giờ được tung ra dưới định dạng HR. Có nhiều lý do cho điều này: Thứ nhất là các nghệ sĩ thường không muốn bỏ ra nhiều chi phí để thu âm và xử lý nhạc chất lượng thực sự tốt; thứ hai là phần lớn người mua nhạc chưa muốn bỏ tiền mua nhạc hi-res để tiết kiệm tiền; và thứ ba là nhạc quá chi tiết sẽ làm "phô, lộ" lỗi thu âm.

Sau phần cứng thì chất lượng hoàn thiện bản nhạc mới là thứ đáng quan tâm hơn (nhưng lại không có điều gì để kiểm chứng ngoài việc nghe). Nếu bản nhạc được thu âm và xử lý quá tệ thì việc lưu ở định dạng nhạc hi-res cũng không mang tới trải nghiệm tốt. Trong khi với các bản nhạc được thu âm và xử lý tốt thì nghe với MP3 cũng chấp nhận được khi không có nhạc Hi-Res.

5. Còn nhiều yếu tố khác quan trọng hơn

Bên cạnh chất lượng hoàn thiện của file âm thanh, căn phòng nơi bạn đặt dàn loa để nghe nhạc cũng cần phải được quan tâm hơn cả. Thực tế thì kích thước và các yếu tố âm học của căn phòng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nghe, và sự khác biệt lớn hơn rất nhiều so với hơn hẳn so với sự chênh lệch giữa hai định dạng CD và HR.

Cũng như Sony, Astell & Kern... và nhiều nhà sản xuất thiết bị khác đã khuyến cáo thì nhạc hi-res thường chỉ phát huy tác dụng khi có thiết bị đủ tốt. Vậy nên nếu chỉ nghe với tai nghe đi kèm điện thoại thì nhạc hi-res là quá phí phạm dung lượng bộ nhớ.

6. Chưa đủ "chống lưng"

Nếu muốn phát triển nhanh và dễ dàng hơn, chắc chắn là sẽ phải có một "tay to" nào đó với mức độ ảnh hưởng cực lớn, ví dụ như Apple chẳng hạn, chống lưng. Tuy nhiên, ngoài các tên tuổi nổi danh sẵn trong làng âm thanh như Sonos hay Sony thì hiện không mấy ai dám đặt chân vào mảnh đất này.

Tuy nhiên, nhạc Hi-Res được cho là sẽ trở thành xu hướng từ năm 2016, do các nhà sản xuất điện thoại như Samsung, LG, HTC... đều chú ý tới tính năng này nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng, tạo ưu thế cạnh tranh.

7. CD và đĩa nhựa vẫn là tượng đài

Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

Những chiếc đĩa nhựa vinyl như thế này vẫn có giá trị cao về chất lượng âm thanh và sưu tầm.

Hiện tại, một album nhạc Hi-Res có thể được bán với giá khoảng 20USD, ngang ngửa với 1 chiếc đĩa CD chứa cả album nhạc. Thêm nữa, việc sở hữu một chiếc đĩa CD cũng làm nhiều người cảm thấy hứng thú hơn. Xu hướng chơi đĩa than cũng đang quay trở lại và mức chi phí đầu tư không quá cao. Với những người không thích công nghệ mới thì nhạc hi-res cũng chẳng có gì hay ho.

8. Giờ là thời đại của nghe nhạc trực tuyến

Vì sao nhạc Hi-Res chưa thể phổ biến với mọi người?

Định dạng MQA của Meridian - một công ty âm thanh tại Anh Quốc hiện đang được kì vọng sẽ trở thành định dạng phổ biến mới. MQA có khả năng nén nhạc có dung lượng chỉ nhỉnh hơn một chút so với MP3, song đạt chất lượng như định dạng FLAC, và đủ nhỏ để nghe trực tuyến chứ không cần tải về. Đây được coi là cứu cánh nếu muốn phổ biến nhạc chất lượng cao. Song MQA lại chỉ tương thích với các thiết bị mới, mà hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các hãng thu âm cũng chưa có hành động thực sự để ủng hộ MQA.

Như đã nói ở trên, việc nghe nhạc trực tuyến giúp người nghe có được khi nhạc đồ sợ, mà số tiền bỏ ra hàng tháng không cao. Cước phí Internet hiện nay cũng khá rẻ, nên việc nghe trực tuyến với các bản nhạc Mp3 vẫn quá phổ biến, chưa dễ gì thay đổi được trong một sớm một chiều.

Cùng chủ đề

Bình luận