Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Tương lai là điều mà gần như ai cũng nghĩ tới, và dù muốn hay không thì chúng ta vẫn sẽ nghĩ về nó, lên kế hoạch cho nó, dự đoán kết quả và chờ đợi xem liệu nó có được như tưởng tượng của mình hay không.

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Công nghệ cũng vậy. Đây là lĩnh vực mà chúng ta có thể thấy được sự thay đổi thậm chí là từng ngày, và với tốc độ phát triển chóng mặt đến vậy thì chỉ vài năm là bộ mặt của nó đã có thể biến đổi hoàn toàn. Mới đây, một cây bút của trang tin TechCrunch, đồng thờ cũng là Giám đốc Công nghệ của Ericsson đã đưa ra những ý kiến và dự đoán của ông về công nghệ và tầm quan trọng của nó với thế giới trong vòng 5 năm tới.

Chia sẻ nhiều hơn

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Hiện tại, hầu hết những thứ bạn đang dùng thì đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bạn: Từ điện thoại, máy tính, xe cộ cho đến nhà ở. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm tới thì mọi chuyện có thể sẽ khác hoàn toàn.

Bạn sẽ biết cách chia sẻ nhiều hơn (hoặc bắt buộc phải thế)!

Hiện đã có rất nhiều những công ty đứng ra làm cầu nối để người ta dùng đồ đi mượn một cách dễ dàng hơn: Mượn nhà ở tạm? Đã có Airbnb; mượn thuyền để đi biển? Đã có Sailo; thậm chí mượn máy bay hay ván trượt tuyết cũng có luôn!

Những ông lớn như Google, Apple hay Uber thì cũng đã và sắp nhập cuộc với các dịch vụ thuê ô tô/ ô tô tự lái, nghĩa là sau này, bạn có thể chẳng cần phải tự mua ô tô mà chỉ cần bỏ ra một khoản phí nhỏ để có ô tô đưa đi đón về bất cứ đâu, bất cứ khi nào và còn có thể đổi hãng xe mỗi ngày nữa.

Các khu tổ hợp văn phòng cũng được làm mới, không chỉ gần nơi bạn ở hơn, được tự động sắp xếp để bạn liên lạc và thảo luận với đồng nghiệp dễ dàng nhất mà còn có sẵn tất cả những thứ bạn cần để hoàn thành được công việc.

Hiện tại, ở Việt Nam cũng đã có một số mô hình coworking space được tạo ra để mọi người có thể đến và làm việc chung mà không phân biệt ngành nghề công việc. Đây có thể coi là sự khởi đầu của những gì mà tác giả muốn nói tới trong bài viết.

Sự chia sẻ như thế này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hẳn hiện tại bởi các nguồn lực, thông tin và công cụ đều có sẵn 24/7 chứ không cần phải tìm kiếm hay chờ đợi. Đồng thời, tất cả những thứ đó đều được cá nhân hóa một các toàn diện, nghĩa là bạn sẽ cảm thấy chúng như là của "riêng" chứ không phải là của "chung" nữa.

"Sức mạnh của suy nghĩ"

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Ngày xửa ngày xưa, chúng ta hoàn toàn phải dựa vào chiếc bàn phím để điều khiển máy móc. Rồi sau đó thì các công nghệ nhận diện giọng nói bắt đầu lên ngôi, và hiện tại thì đôi khi chúng ta còn chẳng phải chạm vào bất cứ thứ gì để có thể điều khiển chúng.

Bước tiến tiếp theo, không gì khác chính là khả năng điều khiển bằng suy nghĩ. Hiện tại, các nhà khoa học đã phát triển được các công nghệ giúp cho những bệnh nhân bị liệt toàn thân có thể điều khiển được TV, máy tính và xe lăn mà chỉ cần dùng đến bộ não.

Ví dụ như thay vì phải nói "Hey, Siri" hay "Ok, Google" thì trong tương lai, chúng ta sẽ chỉ cần nghĩ về các khẩu lệnh này để yêu cầu chiếc smartphone của mình thực hiện một hành động nào đó.

Những cỗ máy "người" hơn

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Internet of Things (IoT) hiện đang là một khái niệm được đón nhận rộng rãi, dù không phải ai cũng thực sự hiểu về nó. Tuy nhiên, để tóm gọn thì đây là một từ để chỉ sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả mọi chứ trên thế giới này, điển hình như các mẫu nhà thông minh, ô tô thông minh... mà có thể liên lạc với nhau và với chính bạn như một thể thống nhất, thông qua mạng internet.

Hiện tại, ví dụ như trong một ngôi nhà thông minh chẳng hạn, bạn vẫn tự phải theo dõi rất nhiều thông tin như nhiệt độ đã đủ ấm/mát chưa, nước trong nhà tắm có đủ nóng/lạnh để dùng không..., nhưng trong 5 tới 10 năm nữa thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bạn bước vào nhà tắm, nó - những cỗ máy - sẽ hỏi bạn xem "trải nghiệm" trong đó thế nào, đã đủ tốt chưa và tự động thay đổi để vừa ý bạn hơn, thậm chí là cả tự mua xà phòng hay giấy vệ sinh cũng được nữa.

Điều này sẽ biến trải nghiệm trở nên dễ dàng hơn, giống "người" hơn, kiểu như là bạn đang có một người giúp việc 24/7, hoạt động không ngừng nghỉ mỗi khi bạn cần, trừ khi mất điện vậy.

Tuy nhiên, sự phát triển này lại tiềm tảng một nguy hiểm cực lớn: sự "lười"! Chắc chắn rằng khi chúng ta đã có thể làm mọi thứ chẳng cần làm gì, thì sự "lười" sẽ lên ngôi, và điều này thì có lẽ chẳng cần nói bạn cũng đã biết nó xấu xí tới mức nào.

Mang cả thế giới về nơi bạn ở

Thế giới công nghệ sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới?

Thời nay, chúng ta dễ dàng đặt vé du lịch và đi khắp nơi chỉ với vài cú click chuột, còn các mạng xã hội thì phát triển chưa thấy điểm ngừng, khiến cho việc mang những trải nghiệm, hình ảnh từ khắp nơi trên thế giới tới ngay xung quanh bạn đã trở nên không thể đơn giản hơn. Tuy nhiên, trong tương lai thì chúng ta còn có thể dễ dàng trực tiếp trải nghiệm những điều đó ngay ở nơi ta sinh sống.

Mọi thứ sẽ trở nên "Glocal" ( từ ghép của Global và Local), nghĩa là sẽ có những phiên bản địa phương hóa của một xu hướng toàn cầu nào đó. Điển hình chính là dịch vụ gọi xe Uber. Ở các nước đang phát triển thì người ta sẽ ít có nhu cầu đi xe "sang chảnh" hơn mà chuyển sang các loại khác mang tính "kinh tế" hơn. Vậy nên Uber sẽ phải chiều theo nhu cầu của người dùng ở mỗi thị trường khác nhau, ví dụ như ở Việt Nam thì đã có dịch vụ UberX với mức cước tốt hơn nhiều so với thông thường.

Trong vòng 5 năm nữa, các công ty Quốc tế sẽ phải "địa phương hóa" nếu muốn tồn tại và phát triển.

"Thực tế ảo" biến thành "thực tế"

https://www.youtube.com/embed/syIRPCuHo8g

Tờ New Yorks Time hồi đầu tháng còn gửi tới độc giả của họ những chiếc kính thực tế ảo Google Cardboard để họ trải nghiệm những tin tức "thực tế nhất", nhưng trong 5 năm tới thì bạn có thể trải nghiệm bất cứ thứ gì qua công nghệ tuyệt vời này.

Tuy nhiên, công nghệ thực tế ảo sẽ còn phát triển hơn nhiều. Thay vì đưa bạn vào một thế giới giả lập thì nó sẽ "nhúng" những đồ vật, thông tin... vào chính môi trường xung quanh chúng ta.

Tác giả không chỉ nói tới những công nghệ như Microsoft Holo Lens, mà ở đây chính là những công cụ giúp trực tiếp chiếu hình ảnh vào không trung để bạn hay bất kì ai ở đó cũng có thể thấy mà không cần phải đeo những món đồ lỉnh kỉnh lên đầu nữa.

Hãy lấy Magic Leap ra làm ví dụ. Với những gì công ty startup tại Mỹ nãy hứa hẹn thì đã có rất nhiều người ủng hộ và kết quả là họ vừa thu về được hơn nửa tỉ USD để phát triển và đưa công nghệ thực tế ảo này vào cuộc sống.

"2020 sẽ là một năm của sự hào hứng!"

Đó là lời kết của tác giả bài viết trên, và nếu ông thực sự đúng về những dự đoán này thì sự hào hứng này là hoàn toàn có thật, không chỉ bởi những gì chúng ta có được vào lúc đó mà còn là bởi đó chính là minh chứng rõ ràng nhất rằng con người chưa hề chậm lại trong việc tìm kiếm, phát triển và phá vỡ những điều được xem là "rào cản" trong quá khứ.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận