[Stereo Wiki]Tìm hiểu về tần số quét trên TV

[Stereo Wiki]Tìm hiểu về tần số quét trên TV

Tần số quét là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng của TV để người dùng tham khảo, trước khi đưa ra quyết định mua hoặc không mua. Vậy, tần số quét là gì và nó đóng vai trò quan trọng thế nào trên mỗi chiếc TV?

[Stereo Wiki]Tìm hiểu về tần số quét trên TV

Tần số quét hay còn được gọi là chỉ số chuyển động rõ nét là tốc độ mà TV hiển thị hình ảnh trong vòng 1 giây. Tần số quét càng cao thì khả năng hiển thị hình ảnh chuyển động của TV càng mịn, mượt và trung thực. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các cảnh phim hành động, những pha đua xe hay trong các trận đấu thể thao. Nếu tần số quét của TV thấp, những khung hình chuyển động nhanh sẽ dễ bị mờ hay nhòe hình, mất chi tiết.

Đơn vị đo tần số quét được sử dụng phổ biến hiện nay là Hz và được tính toán bằng cách đếm số lượng hình ảnh xuất hiện trong mỗi giây. Trước đây, phim nhựa được trình chiếu trên màn ảnh với tốc độ 24 hình mỗi giây để tạo nên các hình ảnh chuyển động. Có thể hiểu rằng tần số quét của phim nhựa chính là 24 hình/giây (24Hz). Cho đến nay, các TV có tốc độ hiển thị thấp nhất là 50 hình mỗi giây (50Hz) và cao nhất có thể lên tới 1000 hình mỗi giây (1000Hz).

Nguyên tắc hoạt động của tần số quét trên TV là liên tục quét lần lượt từng điểm ảnh trên màn hình từ trái sang phải thành một dòng theo thứ tự từ trên xuống dưới cho đến khi hoàn tất khung hình. Quá trình quét hình càng nhanh, các hình ảnh chuyển động được hiển thị sẽ càng mịn và mượt.

Tần số quét đã trở thành cuộc đua của các hãng sản xuất lớn và mỗi hãng thường lựa chọn cho các sản phẩm của mình một công nghệ riêng biệt để "mở rộng" tần số quét. Samsung sử dụng công nghệ CMR do hãng tự phát triển, Toshiba cũng tự phát triển công nghệ AMR, Sony sử dụng Motionflow XR, LG và Panasonic lần lượt ứng dụng công nghệ MCI và Hz BLB.

Thực ra, các công nghệ này đều nhằm giảm thiểu các vệt mờ trong cảnh chuyển động, hay còn gọi là công nghệ quét đèn nền (scanning backlight) hay công nghệ chèn khung hình đen (black frame insertion), không hoàn toàn thay đổi tần số quét, thay vào đó các nhà sản xuất chỉ đơn giản chỉ là chèn thêm các khung hình nội suy vào giữa các khung hình thật.

Vấn đề của việc sử dụng tần số quét ảo là làm cho các cảnh chuyển động nhanh trở nên giả tạo hơn, mặc dù rất mượt. Rất nhiều người chơi có kinh nghiệm đã than vãn về tấn quét ảo, và đều đưa ra giải pháp chung là tắt tính năng tăng cường tần số quét của TV, nhằm giữ nguyên tần số quét thật và cứu vãn chất lượng hình ảnh.

Trước đây, công nghệ ClearScan của Toshiba từng đưa ra tần số quét thực. Song hầu hết các công nghệ tần số quét ảo trong năm 2014 và 2015 đều đưa ra con số gấp 2-5 lần tần số quét thực.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận