[Stereo Wiki] TV “chấm lượng tử” là thế nào? Và có ưu điểm ra sao?

[Stereo Wiki] TV “chấm lượng tử” là thế nào? Và có ưu điểm ra sao?

TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử được quảng cáo có thiết kế hoàn toàn khác biệt với nhiều ưu việt về chất lượng hình ảnh, nên thường xuất hiện trên phân khúc trung và cao cấp. Song chúng có thực sự “đáng đồng tiền bát gạo” hay không?

Chấm lượng tử là gì?

Chấm lượng tử (hay cũng gọi là Quantum Dot) không phải là một phát minh mới, mà thực chất đã được tìm ra hơn 30 năm trước bởi nhà khoa học người Nga Alexander Efros và Aleksey Ekimov, cùng với đó là Louis Brus (khi đó Brus đang làm việc trong một dự án ở Bell Labs nhằm cải tiến transitor).

Định nghĩa cụ thể về chấm lượng tử là một hạt vật chất có kích thuớc siêu nhỏ chỉ vài nanomet, mà có thể thay đổi tính chất thông qua việc ức chế về không gian (hoặc sự giam hãm) của những điện tử và lỗ trống trong vật chất (hiểu đơn giản là sự vắng mặt của một điện tử; hoạt động như một điện tích dương), dẫn tới kích hoạt hiệu ứng lượng tử. Khi ta kích thích một chấm lượng tử có kích thước càng nhỏ thì năng lượng và cường độ phát sáng của nó càng lớn.

Bằng cách tinh chỉnh lại các công thức hóa lý, người ta có thể tạo ra các hạt với khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương, xanh lá, đỏ và nhiều màu khác khi áp điện vào tùy theo kích thước. Trước đây, các chấm lượng tử đã được áp dụng trong công nghệ pin năng lượng mặt trời và kính hiển vi y học.

[Stereo Wiki] TV “chấm lượng tử” là thế nào? Và có ưu điểm ra sao?

Áp dụng trên các sản phẩm thực tế

Năm 2013, Sony giới thiệu một công nghệ mang tên Triluminos dùng cho màn hình LCD dùng cho laptop với kích thước trên 10onch, và đó là sản phẩm dân dụng đầu tiên có chấm lượng tử. Tới năm 2014, Sony mang Triluminos lên các dòng TV cao cấp, rồi tiếp theo là Samsung, LG, TCL và một số tên tuổi khác nữa. Ngoài TV thì công nghệ chấm lượng tử cũng được nhiều hãng áp dụng cho dòng sản phẩm khác như Amazon Kindle Fire HDX, Asus Zenbook NX500, VAIO Fit 13A...

Trong khi các TV thông thường sử dụng dụng bóng LED xanh dương cường độ cao được phủ một lớp phốt-pho nhằm tạo ánh sáng trắng, sau đó tiếp tục đi một bộ lọc 3 màu cơ bản đỏ, xanh dương, xanh lá để tạo nên các hình ảnh, màu sắc trên màn hình. Vấn đề nằm ở chỗ bộ lọc 3 màu không thể chính xác hoàn hảo, nên đôi khi để lọt màu khác đi qua, ví dụ như đôi khi ánh sáng màu cam qua bộ lọc màu đỏ, khiến màu sắc cuối cùng bị nhợt nhạt. Dĩ nhiên, việc sản xuất TV LED thông thường đã trở nên phổ biến, nên chi phí được tối ưu.

[Stereo Wiki] TV “chấm lượng tử” là thế nào? Và có ưu điểm ra sao?

Còn TV "chấm lượng tử" thì sẽ xài các bóng LED không có lớp phủ, và đặt trong ống thủy tinh chứa các chấm lượng tử đỏ và xanh lá. Đèn nền được sử dụng có màu xanh dương, còn việc tạo 2 màu đỏ và xanh lá thuần khiết nhờ vào các chấm lượng tử hấp thụ một phần ánh sáng xanh dương. Việc thể hiện màu sắc được đảm bảo có độ chính xác cao hơn so với trước đây.

Nói một cách khác, TV chấm lượng tử vẫn dựa trên TV LED truyền thống với một số cải tiến ở đèn nền, chứ không phải một cuộc đột phá như TV OLED. Dù vậy, hiệu quả mà nó đem lại vẫn đáng chú ý, nên cân nhắc khi mua các TV tầm trung và cao cấp.

Công Tiến

Bài viết liên quan

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận