[Stereo Wiki] Tìm hiểu về định dạng nhạc FLAC
- 0
-
0chia sẻ
-
FLAC được coi là định dạng nhạc phổ biến thứ 2 hiện nay, chỉ sau MP3, nhưng đem tới chất lượng tín hiệu cao hơn hẳn, đáp ứng hầu hết những người nghe khó tính.
FLAC là viết tắt của cụm từ Free Lossless Audio Codec, tức là định dạng nhạc nén suy hao dữ liệu ở mức thấp. Sự phổ biến của FLAC có phần không nhỏ của việc thiếu vắng DRM (Digital Rights Management), dẫn tới việc chia sẻ FLAC giữa những người chơi vô cùng dễ dàng. Chính bởi vậy mà Apple phải tạo ra định dạng riêng, tương tự FLAC, nhưng lấy tên là ALAC (Apple Lossless Audio Codec).
Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001, FLAC nhanh chóng trở nên phổ biến bởi mã nguồn mở, và các đối thủ đều có những nhược điểm lớn. ALAC gắn liền với các thiết bị của Apple, còn WAV thì quá lớn về dung lượng mà các thiết bị lúc đó đều có bộ nhớ khá nhỏ, lại không thể lưu meta tag.
Chiếc Cowon Plenue 1 là một trong những máy nghe nhạc chất lượng cao nổi bật nhất hiện nay có khả năng chơi FLAC 24bit
Còn với MP3, dù cho đến hiện nay FLAC vẫn chưa thể cạnh tranh nổi về sự phổ biến, song FLAC lại có ưu thế hơn hẳn về chất lượng nhạc. MP3 nén nhạc suy hao dữ liệu, trong khi sự suy hao của FLAC là cực kỳ ít. Sự khác biệt giữa chất lượng của MP3 và FLAC dễ nhận ra ở tiếng vang, âm thanh từ bộ nhạc cụ đồng hay guitar... Chất lượng của FLAC thường được so sánh là tương đương hoặc hơn so với nhạc từ đĩa CD. Nhạc FLAC cũng được chia ra theo nhiều tiêu chuẩn. Cơ bản thường gặp là chuẩn 16bit/44.1kHz tương đương với đĩa CD, có dung lượng từ 250-500MB mỗi album. Song các audiophile khó tính cho rằng chuẩn 24bit/192kHz mới đạt chất lượng tương xứng với các bộ dàn Hi-Fi, với dung lượng từ 500MB-1,5GB mỗi album. Giá bán của FLAC 16bit cũng thường rẻ hơn so với FLAC 24bit.
Song kỳ thực, cả những máy nghe nhạc bình dân như Fiio X1 cũng chơi được FLAC 24bit mượt mà
Ngoài việc mua từ các dịch vụ bán nhạc trực tuyến, nhiều người cũng tận dụng các đĩa CD có sẵn để RIP lại thành nhạc FLAC để lưu trên máy tính hay điện thoại. Tuy nhiên, nên sử dụng các ổ đĩa quang và phần mềm RIP nhạc tốt để đảm bảo chất lượng FLAC tự xử lý vẫn giữ được chất lượng nguyên bản. Để chơi nhạc FLAC, người dùng có thể xử lý phần mềm foobar2000 hoặc Jriver trên máy tính Windows. Với máy tính Mac OS thì có thể dùng VOX, Songbird, Fluke... Nhiều điện thoại Android có thể chơi được cả FLAC 24bit như LG G2. Còn iPhone thì cần cài thêm phần mềm chơi nhạc bổ sung, như FLAC Player+ (miễn phi).
Bình luận