[Stereo Wiki] Tìm hiểu về các loại loa siêu trầm subwoofer

[Stereo Wiki] Tìm hiểu về các loại loa siêu trầm subwoofer
Loa siêu trầm (hay còn gọi là subwoofer, loa sub) ra đời từ những năm 1960, song cho đến nay thì nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ cách các phân biệt các loại subwoofer thường gặp.

[Stereo Wiki] Tìm hiểu về các loại loa siêu trầm subwoofer

Kết cấu một subwoofer với 3 ống thông hơi phía trước

Trong dàn âm thanh thường gặp, kể cả dàn nghe nhạc hay hát karaoke, loa sub luôn có nhiệm vụ tái tạo những âm thanh ở tần số thấp từ 20-200Hz, hay còn gọi là bass, nhằm hiệu ứng mạnh mẽ hơn, mang đến sự khác biệt lớn. Cũng vì lý do đó mà subwoofer bắt đầu trở nên phổ biến ở những năm 1970, khi những bộ phim về động đất, chiến tranh, hành động... gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Và từ những năm 2000 thì subwoofer đã trở thành một phần không thể thiếu ở các sân khấu, câu lạc bộ, các quán bar, karaoke... Dựa vào đặc tính kỹ thuật, có thể chia subwoofer thành 2 loại chính:
  1. Loa sub hơi (hay còn gọi là loa sub thụ động): không đi kèm ampli tích hợp, nên sẽ phải đi kèm với các ampli rời. Chính vì vậy mà hiện nay sub hơi không thực sự phổ biến với người chơi phổ thông, do yêu cầu người chơi phải có kiến thức để phối ghép, căn chỉnh một cách hài hòa. Sub hơi có thể sẽ gọn gàng hơn, và nhiều người cho rằng hiệu quả cũng cao hơn nếu đầu tư đúng cách.
  2. Loa sub điện (hay còn gọi là loa sub chủ đồng): tích hợp sẵn amply kèm theo, nên người dùng chỉ cần đưa tín hiệu âm thanh tới là có thể sử dụng, nên dễ dàng trở nên phổ biến hơn.

[Stereo Wiki] Tìm hiểu về các loại loa siêu trầm subwoofer

Kết cấu loa subwoofer với 1 củ loa woofer chính và 2 bộ cộng hưởng thụ động ở 2 bên

Bên cạnh đó, cũng có các kiểu thiết kế loa subwoofer khác nhau mà chúng ta thường gặp là:
  1. Liền hộp: kiểu subwoofer này không khác quá nhiều loa thùng thông thường, nguyên khối hộp kín, và đi kèm một củ loa woofer phát tiếng ra ngoài.
  2. Có lỗ thông hơi: dễ dàng nhận diện với một lỗ nhỏ ở cạnh loa, thường được sử dụng để tăng cường không khí, qua đó tăng hiệu quả âm trầm về cả độ lan tỏa lẫn sức mạnh. Vị trí đặt lỗ thông hơi phụ thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất, thường ở phía trước hoặc sau. Nhưng hiện nay có xu hướng chuyển sang lỗ thông hơi phía trước để phù hợp các phòng nghe nhỏ. Còn vị trí lỗ ở phía sau sẽ cần cân chỉnh subwoofer khéo léo hơn.
  3. Đẳng áp: một số subwoofer có 2 củ loa đặt ở vị trí đối xứng nhau. Về lý thuyết, các sóng âm sẽ cộng hưởng để tạo nên bass cực mạnh, nên sub thường được dùng phổ biến tại các sân khấu, quán bar hay sử dụng các loại nhạc dance mạnh mẽ.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận