[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic
Tai nghe trùm đầu không chỉ sử dụng driver dynamic, mà các loại driver planar hay electrostatic cũng không quá hiếm gặp.
[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic
Âm thanh của tai nghe không chỉ phụ thuộc vào khả năng tinh chỉnh của nhà sản xuất, mà kết cấu thiết kế cũng quan trọng không kém. Trong bài này, Stereo muốn cùng các bạn tìm hiểu về các loại driver thường gặp trên tai nghe trùm đầu, bước đầu định hình được sản phẩm phù hợp với bản thân.
  1. Dynamic
Driver dạng dynamic được coi là cơ bản và phổ biến nhất trong thế giới âm thanh. Cấu tạo của driver dynamic trên tai nghe trùm đầu không khác biệt so với khi sử dụng trên loa, hay tai nghe inear. Tín hiệu điện tử được truyền qua giắc cắm tới driver. Nam châm bên trong sẽ tạo ra lực hút , tác động lên cuộn âm ở giữa màng loa (làm từ giấy , sợi sinh học hoặc plastic), và tạo ra sự rung động lên xuống rất nhanh. Chính sự rung động này tác động không khí và tạo ra sóng âm mà tai người có thể cảm nhận được như âm thanh thông thường.

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

Kết cấu driver dynamic phổ thông

  Có giá khởi điểm chỉ vài trăm nghìn hay thậm chí vài chục nghìn, tai nghe dynamic luôn chiếm ưu thế về nhiều lựa chọn. Song không thể phủ nhận có nhiều đại diện cho tai nghe dynamic rất ưu tú như chiếc Sennheiser HD800, Audio Technica W5000, Grado HF2…

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

Kết cấu driver từ phẳng của Audeze

 
  1. Planar Magnetic (hay cũng gọi là Orthodynamic)
Planar Magnetic có thể gọi đơn giản là tai nghe từ phẳng. Công nghệ này không hoàn toàn mới, mà đã khá phổ biến ở thập niên 70. Driver Planar Magnetic gồm cuộn âm dạng dẹt, phẳng cùng một màng loa mỏng đặt ở giữa 2 nam châm. Khi có tín hiệu âm thanh đi đến, nam châm sẽ kéo đẩy cuộn cảm và màng loa sang 2 phía để tạo ra sóng âm. Các driver Planar Magnetic thường có màng loa và cuộn cảm lớn, nên cũng yêu cầu nguồn phát công suất lớn hơn khá nhiều so với driver dynamic. Tuy nhiên, tốc độ đáp ứng của Planar Magnetic thường cũng nhanh hơn hẳn nhờ sử dụng 2 nam châm 2 phía.

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

Tai nghe Audeze EL-8

  Audeze hiện được coi là thương hiệu dẫn đầu về Planar Magnetic, nhưng HiFiMan lại có nhiều sản phẩm giá hấp dẫn hơn. Oppo cũng sử dụng công nghệ này nhưng chú trọng vào việc giảm độ “khó tính” của sản phẩm để chơi được với smarphone. Ngoài ra, có thể kể tên một số thương hiệu khác như Fostex, Kenwood…

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

Tai nghe Stax Omega huyền thoại

 
  1. Electrostatic
Tai nghe electrostatic chính là tai nghe tĩnh điện, người anh em của loa mành. Tai nghe tĩnh điện thường ít gặp, bởi chỉ xuất hiện ở phân khúc hi-fi cho tới hi-end. Như thương hiệu KingSound được cho là “phá giá” khi bán bộ KS-H3 kèm ampli bán dẫn với giá khoảng 1.250USD. Trong khi với Stax thì chiếc SR009 vẫn trị giá trên trăm triệu.

[Stereo Wiki] Phân biệt tai nghe dynamic, planar và electrostatic

Kết cấu driver Stax SR507

  Nguyên nhân là do tai nghe tĩnh điện được chế tạo khá phức tạp. Phần màng loa cực mỏng (như chiếc SR-007 chỉ  2um, mỏng hơn cả sợi tóc) được phủ vật liệu tĩnh điện , và đặt giữa 2 electrodes song song. Khi nhận tín hiệu âm thanh, điện cực của các electrodes này sẽ thay đổi theo tần số âm thanh, gây nên lực kéo/đẩy lên màng loa và tạo ra sóng âm. Có thể coi là độ phức tạp và khả năng trình diễn của Electrostatic cao hơn Planar Magnetic, song quan trọng hơn là tai nghe tĩnh điện thường không sử dụng chung ampli với tai nghe dynamic hay từ phảng được, và số lượng ampli cũng không nhiều.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận