[Stereo Wiki] Phân biệt công nghệ 3D chủ động và thụ động
- 0
-
0chia sẻ
-
Sự khác biệt giữa 2 công nghệ 3D chủ động và thụ động sẽ là yếu tố quyết định để người tiêu dùng đưa ra các lựa chọn TV phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.
Trên thị trường, TV 3D được chia thành 2 dạng là 3D chủ động và 3D thụ động, cung cấp cho người dùng những trải nghiệm hình ảnh 3D khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người dùng chắc hẳn sẽ phải bối rối khi cần tìm mua cho mình một chiếc TV phù hợp bởi không nắm rõ về nguyên tắc hoạt động và sự khác biêt của 2 công nghệ này. Dưới đây là những khái niệm cơ bản để người dùng có thể phân biệt giữa 3D chủ động và 3D thụ động.
Công nghệ 3D chủ động
Công nghệ 3D chủ động được sử dụng bởi hãng Panasonic, Samsung và Sony. Các TV 3D loại này sử dụng kèm với kính màn trập (shutter glass), có pin nhỏ tích hợp bên trong và sử dụng giao tiếp không dây để đồng bộ hình ảnh với TV 3D. Một số TV tích hợp luôn kính, nhưng thông thường người dùng phải mua riêng chúng với giá không hề rẻ - thấp nhất khoảng 100 USD một đôi. Do đó chúng chưa thật sự phổ biến trong hầu hết các gia đình hiện nay vì chi phí đầu tư khá đắt đỏ, đặc biệt trong trường hợp gia đình có nhiều thành viên và ai cũng muốn được trải nghiệm phim 3D. Bên cạnh đó, chúng còn một khuyết điểm khác là trọng lượng lớn, dây kết nối vướng víu, và đòi hỏi người xem phải ngồi trực diện với màn hình TV, nếu không hình ảnh hiển thị sẽ không rõ ràng, đôi lúc còn gặp hiện tượng nháy hình do mắt kính phải chớp tắt liên tục để hiển thị hình ảnh. Ngoài ra kính của hãng nào sẽ chỉ làm việc trên TV của hãng đó, và không dùng được cho các loại TV khác nhãn hiệu.
Về mặt công nghệ, khi quan sát bằng mắt thường người xem sẽ không thể cảm nhận được hiệu ứng 3D do màn hình sẽ liên tục hiển thị các hình ảnh lên hai mắt của người xem, nhưng khi đeo kính, chiếc kính có nhiệm vụ tiến hành xoay khung hình và đồng bộ với TV, và do đó các hình ảnh trên TV sẽ được hiển thị riêng biệt trên hai mắt, mắt trái chỉ nhìn ảnh trái và mắt phải chỉ nhìn ảnh phải. Ưu điểm của các TV 3D chủ động là hình ảnh sẽ được hiển thị độ phân giải rất cao (thông thường là Full HD 1920 x 1080; Bluray 1920 x 540; Sky 3D 1920 x 540 hay 960 x 540) cho chất lượng hình ảnh sắc nét, mịn và chân thực, đặc biệt ở những góc cạnh và đường cong.
Công nghệ 3D thụ động
Công nghệ 3D thụ động được khởi xướng và phát triển bởi hãng LG. Các TV loại này có tấm phim FPR được dán lên trên màn hình LCD của TV, có tác dụng tách hình ảnh riêng biệt khiến hai mắt nhận hai hình ảnh 3D khác nhau tại cùng một thời điểm. Công nghệ này đem đến góc nhìn rộng, lên đến 178 độ cho người xem, các kính 3D thụ động dùng kèm với TV có kích thước nhỏ gọn với giá khá rẻ, chỉ khoảng 10 USD, người sử dụng dễ dàng trang bị cho cả gia đình với tiết kiệm chi phí. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng chúng như kính mát thông thường. Bên cạnh đó, với công nghệ được sử dụng trong TV 3D thụ động, hình ảnh sau khi qua kính chuyên dụng sẽ sáng hơn, không gặp hiện tượng nhấp nháy và hình ảnh sẽ không bị nhòe. Tần số làm tươi của màn hình luôn ổn định tránh hiện tượng mỏi mắt khi xem phim.
Về mặt hạn chế, do sử dụng tấm phim FPR được dán phía trước màn hình LCD của TV nên chất lượng hình ảnh bị giảm xuống khá rõ rệt, có khi chỉ còn 1/4 chất lượng ban đầu, vì vậy các bộ phim full HD khi qua màn hình của TV 3D thụ động sẽ chỉ còn độ phân giải 1920 x 540 hoặc thấp hơn.
Bình luận