[Stereo Wiki] Những điều cơ bản về nhạc hi-res

[Stereo Wiki] Những điều cơ bản về nhạc hi-res
Năm 2014 được coi là khởi điểm về định hình nhạc hi-res, nhưng rõ ràng nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về khái niệm hi-res với thiết bị nghe nhạc.
[Stereo Wiki] Những điều cơ bản về nhạc hi-res
Nhạc hi-res có thể hiểu đơn giản là nhạc độ phân giải cao, hay nhạc chất lượng cao. Cũng giống như ảnh độ phân giải cao thì độ sắc nét sẽ tốt hơn ảnh độ phân giải thấp (nhưng độ nét còn ảnh hưởng ở nhiều yếu tố khác. Nhạc hi-res cũng giúp trải nghiệm của người dùng trung thực, tự nhiên hơn. Nhưng cũng nên lưu ý rằng, tai hay mắt người đều có ngưỡng nhất định về khả năng phân biệt độ phân giải của ảnh, âm thanh. Thực tế, nhạc hi-res đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng khái niệm rõ ràng về nó thì mới được đưa ra. Trước đây, người ta vẫn đem chất lượng chuẩn CD ra làm chuẩn mực. Nhưng định dạng CD gần đây dần mất ưu thế trên thị trường, do không linh hoạt như lưu nhạc trên máy tính, điện thoại, mà chất lượng lại không cao như đĩa than. Cũng nên nhắc lại việc thực ra CD vẫn là nhạc số được lưu trữ ở đĩa vật lý, chứ không phải analog. Do vậy, về bản chất đĩa CD không khác nhiều so với lưu nhạc số trên máy tính. Hiện nay, đã có không ít các trang bán nhạc trực tuyến như HDtracks, Qobuz. Thậm chí là xu hướng sắp tới là streaming, tức là nghe nhạc trực tuyến chứ không cần tải về lưu trong máy nữa. Nhạc số có rất nhiều định dạng và cách thức lưu trữ khác nhau, mà chia cơ bản nhất là nhạc nén như Mp3, nhạc nén suy hoa thấp như FLAC hay nhạc không nén như WAV. Mà trong đó, FLAC hay WAV có thể coi là nhạc Hi-res. Đó là chuyện về chuẩn PCM, còn với DSD thì đương nhiên là hi-res.

[Stereo Wiki] Những điều cơ bản về nhạc hi-res

Sự khác biệt của nhạc hi-res và nhạc MP3

    Song hãy quay lại từ cơ bản. Ba tổ chức lớn là Hiệp hội giải trí kỹ thuật số (DEG), Hiệp hội điện tử tiêu dùng (CEA) và Viện hàn lâm ghi âm Mỹ cùng với ba hãng thu âm lớn là Sony, Universal và Warner Music đã cùng nhau đưa ra tiêu chuẩn cơ bản cho nhạc hi-res là những bản nhạc được thu lại ở chuẩn PCM 24bit-96kHz trở lên, hoặc DSD 2.8 trở lên. Các định dạng nhạc hi-res thường gặp là FLAC, ALAC, WAV, AIFF, DSD... Nhiều người cho rằng, nhạc hi-res còn tốt hơn so với việc nghe bằng CD. Điều này hoàn toàn đúng trong điều kiện lý tưởng về thiết bị nghe, tức là đầu CD tương đương với bộ DAC. Thực chất, nhạc lưu trữ trong đĩa CD chỉ ở mức 16bit/44.1kHz tương đương truyền được 1411kbps tín hiệu, còn nhạc hi-res luôn tối thiểu 24bit/192kHz, tức là ở khoảng 9216kbps. Thông tin mà nhạc hi-res truyền tải luôn cao hơn.

[Stereo Wiki] Những điều cơ bản về nhạc hi-res

Mô hình hệ thống nghe nhạc hi-res cơ bản

  Nhưng để tận hưởng nhạc hi-res, người dùng cần nhiều hơn các bản thu. Tai nghe (hay loa), ampli và nguồn phát (như điện thoại, máy tính...) cũng cần tương thích với nhạc hi-res, tức là có chất lượng đủ cao để thể hiện sự khác biệt. Điển hình như Sony, Philips, Oppo hay gắn mác “hi-res audio” cho các sản phẩm của họ là vì vậy. Hiện tại, không nhiều smartphone có khả năng chơi nhạc hi-res, mà chỉ bao gồm các sản phẩm đầu bảng như HTC One M9, Sony Xperia Z3, LG G4, Samsung Galaxy Note 4... Còn các điện thoại Android khác thường phải cài đặt thêm trình chơi nhạc hi-res như Onkyo HF Player. Riêng Apple không hỗ trợ nhạc hi-res dù cài thêm phần mềm hay sử dụng phụ kiện, do hạn chế của hệ điều hành iOS. Lợi ích của âm thanh hi-res là khá rõ ràng, nhưng không phải mọi người đều cần tới nó. Stereo Channel nhận ra nhiều người vẫn thỏa mãn với giai điệu mà nhạc Mp3 mang lại. Nhưng hãy để đôi tai của bạn quyết định khi nghe thử nhạc hi-res và tai nghe chất lượng cao. Video dưới đây là cuộc nói chuyện của ca sĩ nhạc đồng quê Neil Young về nhạc và thiết bị hi-res: https://www.youtube.com/embed/qL1ffo8TwGM

Cùng chủ đề

Bình luận