[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD
Từ lâu nay OLED đã được quảng cáo và tô vẽ như một công nghệ hiển thị hình ảnh hoàn hảo của tương lai. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD
Phải nói rằng Samsung có lẽ là người gặt hái được nhiều thành công nhất với việc đã đem AMOLED trở thành một đặc trưng cho các dòng điện thoại Galaxy S cao cấp của mình trên thị trường. Đây cũng là cách rất lý tưởng và vô cùng hiệu quả để Samsung tiếp cận và trình diễn trực tiếp đến người dùng những ưu điểm vượt trội của loại màn hình OLED do chính hãng nghiên cứu và phát triển này. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy khi đưa OLED lên TV. Trong thời gian qua, Samsung và LG là 2 cái tên duy nhất đưa ra được các mẫu TV OLED của riêng mình và thương mại hóa ra thị trường tiêu dùng thành công. Tuy nhiên dường như các hãng cũng dần nhận ra còn nhiều thứ chưa thực sự ổn, chính điều này cũng khiến cho thị trường OLED TV chưa thực sự bùng nổ được như kì vọng. Từ lâu nay người dùng đã gần như bị mờ mắt bởi một hình ảnh về công nghệ OLED hoàn hảo và không vết tì, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế sản xuất thì của tương lai. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Chừng nào những vấn đề khiếm khuyết dưới đây chưa được giải quyết, OLED sẽ còn khá vất vả để có thể đuổi kịp được công nghệ LCD truyền thống vẫn còn đang rất phổ biến hiện nay.   1. Độ sáng Hầu như mọi panel OLED sản xuất với công nghệ ở thời điểm hiện tại đều gặp vấn đề với độ sáng thấp hơn bình thường. Có thể bạn sẽ không nhận ra điều này khi trải nghiệm AMOLED trên các thiết bị di động, nhưng khi trở thành tấm nền cho TV thì khuyết điểm này của OLED trở nên nặng nề hơn và rất khó để có thể bỏ qua.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

AMOLED được ứng dụng trên các thiết bị di động

Với đặc điểm sử dụng trong không gian rộng, ánh sáng môi trường khá phức tạp và khoảng cách khá xa so với người xem, các panel OLED tiêu chuẩn không thể tự phát xạ ra hình ảnh với cường độ ánh sáng đủ để đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu. Mặt khác cũng không thể tăng độ sáng của OLED lên quá cao vì như vậy cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của loại panel hiển thị này. Hiện mỗi hãng khác nhau đều đã đưa ra những hướng giải quyết riêng cho mình. Cách đơn giản nhất đó là sử dụng đèn nền (backlight) cho OLED. Nghe có vẻ khá nghịch lý, nhưng đây là cách dễ dàng nhất để có thể tăng độ sáng tổng thể cho một chiếc TV OLED thương phẩm và thực tế thì đã đem lại hiệu quả rất tốt. Chỉ có điều khi sử dụng backlight, nhà sản xuất cũng đã tự tay lược bỏ đi một trong những ưu điểm lớn nhất của OLED - đó là độ tương phản.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD
Một cách khác tỏ ra thông minh hơn, đó là sử dụng ma trận điểm ảnh dạng WRGB thay vì RGB như truyền thống. LG là một trong những cái tên sử dụng công nghệ này bằng việc thêm vào panel trong quá trình sản xuất một subpixel màu trắng bên cạnh 3 màu cơ bản truyền thống. Về mặt lý thuyết, đây cũng chính là cách mà Sony sử dụng để tăng độ sáng cho panel LCD công nghệ White Magic của mình trên dòng điện thoại Xperia P trước đây.  Nhờ vào phương pháp này, các panel OLED mới có thể cho ra độ sáng cao hơn đến 40% so với phương pháp truyền thống mà không cần thiết phải sử dụng đến đèn nền.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

Công nghệ OLED sử dụng ma trận WRGB của LG

Nhưng do kích thước của panel OLED sử dụng trên TV lớn hơn khá nhiều so với điện thoại, mật độ điểm ảnh thấp hơn và chính vì lý do này đã gây ra một khuyết điểm cho ma trận WRGB, đó là gây "sạn" có thể nhận biết được rõ khi hiển thị các hình ảnh chuyển động nhanh và các block màu liên tục với kích thước lớn. Dù rằng vấn đề không quá nghiêm trọng như khi sử dụng đèn nền, nhưng điều này cũng khiến cho nhiều khách hàng đặc biệt khó tính cảm thấy chưa hài lòng, đặc biệt là những ai đã từng trải nghiệm chất lượng của những panel OLED "True RGB" đích thực.   2. Độ bền Đây là một trong những vấn đề "khó nhằn" còn tồn tại đến hiện nay của công nghệ OLED hiện tại. Do sử dụng các nguyên liệu hữu cơ để sản xuất, OLED hiện nay có MTBF trung bình chỉ nằm ở mức 15.000h , tức là tương đương 5 năm nếu sử dụng 8h/ngày. Con số này thậm chí chỉ bằng một nửa so với các công nghệ màn hình LCD hiện đại nhất hiện nay như IPS và VA. Để khắc phục thì chỉ có cách duy nhất là giảm cường độ sáng của panel xuống, nhưng điều này sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn khác cho các nhà sản xuất như đã nói ở phần 1.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

Một mẫu OLED bị dead pixel

Ngoài ra, nước và độ ẩm cũng là kẻ thù lớn của OLED. Với đặc điểm sử dụng các chất hữu cơ, nếu không được gia cố và bảo vệ kĩ càng, OLED sẽ rất dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ nếu sử dụng trong các môi trường có độ ẩm cao hoặc khi bị rớt vào nước. Đây không chỉ là vấn đề lớn với TV nói riêng mà sẽ còn là thứ mà các nhà sản xuất sẽ phải tìm cách khắc phục trong tương lai, khi mà OLED gần như chắc chắn sẽ là công nghệ chủ chốt cho các sản phẩm màn hiển thị uốn dẻo và gập được (flexible).
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

Nguyên mẫu màn hình OLED dẻo có thể cuộn lại được của Sony

  3. Mức tiêu thụ điện năng Hiện nay dường như OLED đã được các hãng quảng cáo và làm marketing hiệu quả đến mức mà trong tiềm thức của hầu hết mọi người hiện nay, đây là loại màn hình luôn tiết kiệm điện năng hơn so với công nghệ LCD cũ. Thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Nhiều thử nghiệm thực tế đã chứng minh rằng trong điều kiện thực tế, khi cần hiển thị hình ảnh với càng nhiều diện tích có màu sáng thì mức tiêu thụ điện của panel OLED sẽ càng tăng mạnh, trong khi đó với LCD thì con số này là gần như không thay đổi.Người ta đã tính toán ra rằng, nếu cùng hiển thị toàn bộ màu trắng trên toàn màn hình, OLED cho mức tiêu thụ điện cao gần gấp 3 lần so với LCD. Đây là một khoảng cách khá lớn không thể bỏ qua và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng trên các sản phẩm này.   4. Giá thành Sản xuất panel OLED ở kích thước lớn như TV thực sự là một thách thức với bất kì nhà sản xuất lớn nào. Kích thước lớn kéo theo nhiều khó khăn về vật liệu, quy trình sản xuất, tỉ lệ lỗi và năng suất thực tế, tất cả khiến cho giá thành cho mỗi panel OLED thành phẩm đủ điều kiện để sử dụng trên TV trở nên cực kì đắt đỏ. Mẫu TV OLED 105" cao cấp của Samsung có giá lên đến gần 120 000 USD, tức là khoảng 2,7 tỷ đồng.
[Stereo Wiki] 4 điều OLED cần phải khắc phục để đuổi kịp LCD

Samsung UN105S9 - model OLED TV gần 2,7 tỷ đồng của Samsung

 Đây thực sự là một vấn đề khá nan giải với các nhà sản xuất TV OLED hiện nay như Samsung và LG, khi mà bán cho người tiêu dùng thì quá đắt, còn những đối tượng sẵn sàng chi ngần đó tiền để mua thì hầu hết không nhiều và tập trung ở mảng thiết bị chuyên dụng.    

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận