Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam
Trong lịch sử hơn 30 năm của Sonus Faber, chưa cặp loa nào hội tụ nhiều tinh hoa chế tác và những đột phá công nghệ như AIDA. Với một sản phẩm công nhệ âm thanh vào hàng upper hi-end, một khi đã đáp ứng được các yếu tố về phối ghép và phòng ốc, cặp loa sẽ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ở mức khắt khe bậc nhất.

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Khởi nguồn ý tưởng Nếu như trước đây, nước Ý nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc La Mã cổ đại, hay bởi nền văn học - nghệ thuật mà đặc biệt là âm nhạc xuất chúng của thời kỳ phục hưng thì trong vài thập niên qua, nước Ý còn được biết đến như một trong những xứ sở chế tác loa nghe nhạc hảo hạng, mà đứng đầu là cái tên Sonus Faber.

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sự ra đời của AIDA được đặt trong bối cảnh người Ý kỷ niệm 150 năm ngày thống nhất đất nước. Khác với những dòng loa trước đây, thường được đặt tên theo những cây đàn danh tiếng thì AIDA được đặt tên theo một vở nhạc kịch của nhà soạn nhạc lừng danh người Ý Guiseppe Verdi. Riêng điều này cũng hàm ý về một triết lý - một tham vọng mới của Sonus Faber. Trên sân khấu, AIDA được các nhà phê bình đánh giá là một bước ngoặt của Verdi khi ông từ bỏ những thủ pháp nghệ thuật từng là thế mạnh để hướng đến những màu sắc mới, phong vị mới, một trong những nguyên liệu giữ cho nghệ thuật có tính trường tồn - không chấp nhận sự lặp lại.

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Còn trong phòng thí nghiệm, các kỹ sư của Sonus Faber cũng hướng tới một triết lý tương tự. Chỉ dựa trên những chất liệu tự nhiên - nhân tạo nhất định và các nguyên lý chế tác cơ bản, sứ mạng của họ là tạo ra một cặp loa kiểu mới, mang đến trải nghiệm nghe nhạc ở một tầm chưa từng có. Ít nhất là so với chính những gì Sonus Faber đã làm được trong hơn 3 thập kỷ qua. Công nghệ tiêu biểu Hình dáng của AIDA được lấy cảm hứng từ cây đàn cổ Lyra, song mang những nét biến tấu mới lạ mà ở đó, người ta vừa thấy thấp thoáng hình ảnh của một nền văn hóa cổ đại, đồng thời vẫn cảm nhận được sự hiện diện giai đoạn văn minh nhất của một trong những nền sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới. Để đảm bảo tiếng trầm sâu, mạnh mẽ nhưng chắc chắn và được kiểm soát tối đa, Sonus Faber đã ứng dụng công nghệ STEALTH REFLEX. Theo đó, thùng loa chứa các driver woofer được kết cấu sao cho tạo nên một luồng hơi ép xuống các driver này. Nó giúp tiếng bass mạnh hơn, nhưng sắc sảo và chi tiết hơn. Cũng nhờ thiết kế này mà AIDA không phải sử dụng những driver woofer đường kính quá lớn mà vẫn tạo ra được những tiếng bass sâu.

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Ông Nguyễn An Tim, giám đốc Marketing của Anh Duy Audio trả lời phòng vấn tại sự kiện.

Để âm thanh có độ tĩnh, sạch sẽ cao, AIDA cần một thiết kế chống rung - chống cộng hưởng thùng đặc biệt. Nhà sản xuất đã sử dụng hệ thống các thanh kim loại không nhiễm từ, cố định với những vách của các khoang chứa driver midrange và woofer. Hai đầu của chúng được khóa lại bởi hai tấm kim loại. Người ta dùng một lực kế để tối ưu hóa độ căng của các thanh kim loại. Cơ cấu như vậy tương tự với thiết kế của các tòa nhà cao tầng, hoặc khung xe đua công thức 1. Nó giúp vật thể luôn cân bằng trọng lực, giảm thiểu rung lắc. Một thiết kế đáng ghi nhận nữa trên AIDA là phần triệt rung cho loa ở bộ chân đế. Trên thực tế, sàn nhà luôn chịu rung lắc từ hệ thống giao thông và những rung chấn bề mặt của trái đất, đặc biệt ở những quốc gia có địa tầng không ổn định. Các kỹ sư của Sonus Faber đã tạo ra cho AIDA một bộ chân đế gần như cách ly khỏi mặt sàn. Họ dùng những tấm kim loại gồm avional mạ nikel được dập theo hình cung (BOW SPRING). Bên cạnhđó, cũng dập những tấm khác có kích thước tương đương tiết diện loa để làm bệ đỡ có chân đính kèm. BOW SPRING được được lắp trên bệ thông qua 6 trụ giảm xóc. Toàn bộ cấu trúc này giúp loa woofer đường kính 320 mm đánh thẳng xuống sàn mà không ảnh hưởng tới sự ổn định của loa.

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Với mục đích tạo nên sân khấu sâu, rộng với âm hình 3D vừa phức tạp, vừa chi tiết, AIDA được bố trí một hệ loa midrange và tweeter phía sau lưng. Để tạo được sự đồng pha với các driver ở mặt trước, một phần mềm được viết riêng nhằm cho bộ phân tần nhằm hướng tới thiết kế chính xác nhất, giúp toàn bộ các driver của loa ở cả 2 mặt cùng dệt nên một không gian âm nhạc “như thực”. Trình diễn tại sự kiện Anh Duy Audio tổ chức buổi trình diễn AIDA trong hai ngày 12-13/8 tại khách sạn New World, thu hút nhiều khách tham dự là người yêu nhạc và chơi máy tại Tp. HCM. Dàn máy chơi cùng cặp loa gồm một cặp monoblock Accuphase A-200 (class A), một power ampli Accuphase A-70, pre-amp đầu bảng Accuphase C3850, đầu phát Accuphase SACD DP-720. Toàn bộ hệ thống sử dụng thiết bị tiếp mass và chống rung cao cấp của Entreq (Thụy Điển).

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Âm thanh của AIDA vẫn mang đậm sắc thái của Sonus Faber với giọng mid truyền cảm, ngọt và mượt mà; treble sắc sảo, tuy nhiên, dải trầm của loa rất uy lực với những bản giao hưởng lớn, song cũng mềm mại và uyển chuyển trong các bản jazz, blues. Tiếng trầm được kiểm soát tốt, không um, dội trong phòng nghe. Tuy nhiên, dường như cặp AIDA cần một không gian lớn hơn 80m2 để trình diễn tốt nhất. Ở đẳng cấp này, loa chỉ có thể thăng hoa khi được chơi cùng những đồ đánh đầu bảng, và phòng nghe được xử lý âm học thực sự phù hợp.
Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam
Cũng trong sự kiện này, Anh Duy Audio kết hợp cùng Sơn Hà Audio trưng bày một một số sản phẩm khác như Sonus Faber IL Cremonese, hệ thống chống rung và xử lý mass của Entreq. Một số hình ảnh tại sự kiện:

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Sonus Faber AIDA lần đầu trình diễn tại Việt Nam

Cùng chủ đề

Bình luận