Smartphone flagship đang chết dần?

Smartphone flagship đang chết dần?

Chuyên trang The Verge ngày hôm qua đã đăng tải bài viết của Vlad Savor nhận xét về thị trường smartphone hiện tại. Anh cho rằng, sẽ sớm thôi, các hãng sẽ không còn smartphone nào được coi là flagship nữa. Đây là cái nhìn cũng tương đối sát với tình hình hiện tại khi các hãng đua nhau ra mắt các mẫu máy được gọi là cao cấp của mình. 

Smartphone flagship đang chết dần?

Galaxy S6 Edge+ và Galaxy Note 5: đâu mới là flagship thực sự của Samsung?

Chúng ta từng sống trong một thế giới đơn giản hơn hiện tại rất nhiều. Chỉ 5 năm trước thôi, người ta chỉ biết đến 1 iPhone, 1 Palm Pre, 1 Nokia N8 và cũng chỉ 1 Xperia X10. Ngày đó, flagship của các hãng điện tử thực sự có bản sắc riêng. Nhưng rồi từ năm 2011, chỉ 1 năm sau đó, sự trỗi dậy của Android bắt đầu và rất nhiều flagship xuất hiện, nhiều đến mức khiến người dùng cảm thấy không thể phân biệt được các dòng điện thoại của các hãng. Điện thoại tốt nhất của LG là G4 hay V10? Flagship của Samsung là S6 hay Note 5. Và chiếc iPhone nào mới là đứa con cưng thực sự của Apple?

Một chiếc điện thoại thôi thì không thể có tất cả

Smartphone flagship đang chết dần?

iPhone vẫn được coi là chiếc smartphone hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, nhưng có thực sự là như thế không?

Trong thị trường di động ngày nay, các nhà sản xuất smartphone nhận ra một điều rằng duy trì 1 kích cỡ thì sẽ không đủ chỗ cho tất cả các công nghệ. Google đã cho ra Nexus 6X và phiên bản siêu lớn Nexus 6P, cũng giống với Lumia 950 và 950 XL của Microsoft với các kích cỡ 5,2 inch và 5,7 inch. Sau iPhone và dòng máy Galaxy, Sony cũng đã học thói quen sản xuất flagship với 2 kích cỡ, Motorola cũng đã bắt nhịp với xu hướng này khi ra mắt dịch vụ tùy chỉnh Moto Maker tương thích với một số điện thoại.

Khi smartphone ngày càng được phát triển, hai xu hướng dưới đây đã kết hợp để giết chết khái niệm về chiếc điện thoại tốt nhất. Một là sự đa dạng của hệ điều hành đã bị thị trường sàng lọc và dần dần chỉ còn hai loại hệ điều hành phát triển mạnh nhất là iOS và Android. Chúng ta không còn thấy Palm, rồi tiếp theo có thể là BlackBerry và Windows Mobile. Và rồi hai hệ điều hành mạnh nhất này sẽ có những con đường phát triển đến một mức nào đấy sẽ trở thành 1 hệ điều hành tốt nhất.

Sự đồng nhất của phần mềm cũng đòi hỏi sự phát triển sức mạnh của phần cứng. Càng ngày càng xuất hiện nhiều chiếc smartphone với màn hình lớn, cảm ứng nhạy hơn và chất lượng hoàn thiện tốt hơn. Rất nhiều các nhà sản xuất, đặc biệt là từ Trung Quốc, đã trang bị cho thiết bị của mình các công nghệ cảm biến vân tay, nâng cấp tốc độ camera và các tính năng khác mà các máy tiền nhiệm còn thiếu. Tuy nhiên giá của các flagship này thì ngày càng hợp lý.

Lợi ích từ một nền công nghiệp cạnh tranh

Smartphone flagship đang chết dần?

Số lượng smartphone tăng cao cũng giúp thị trường cạnh tranh tốt hơn, và người dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Bức tranh này có vẻ ảm đạm đối với những ai đang muốn bán một chiếc điện thoại mới trong thị trường đang phát triển mạnh và đầy cạnh tranh như thế này. Nhưng việc các công ty cố gắng phát triển sản phẩm mạnh mẽ hơn giúp chúng ta định nghĩa được đâu là chuẩn của chiếc smartphone tốt nhất trong tương lai.

Trong cuộc đua này, nhóm được lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng, bởi sẽ rất khó để đứng ngoài dòng chảy phát triển của smartphone, các nhà sản xuất phải tạo ra nhiều lựa chọn để thỏa mãn đa dạng các nhu cầu. Một số đã tự nhấn chìm mình trong dòng chảy này, ví như cuộc chiến cạnh tranh về giá tại Trung Quốc, nhưng tổng thể thì thị trường smartphone đang trở nên mạnh mẽ như ngày hôm nay là bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó.

Một thời gian dài sau khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, thị trường đã cho ra rât nhiều những smartphone mạnh, được quảng cáo là sẽ trở thành “iPhone killer”. Tuy nhiên thời gian đã chứng minh được chưa có sản phẩm nào làm được điều này nên khái niệm này giờ không còn xuất hiện và được hãng nào dám sử dụng nữa. Sẽ chỉ còn khái niệm iPhone và đối thủ của iPhone mà thôi. Và khi iPhone được phát triển đa dạng hơn, từ kích cỡ đến mức giá, các đối thủ này mặc dù được gọi tên flagship cũng phải có những thay đổi tương đương.

Rồi sẽ không còn chiếc điện thoại kém cỏi nào nữa

Smartphone flagship đang chết dần?

Những sản phẩm giá rẻ như Zenfone của Asus cũng đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng.

Mua smartphone vào năm 2015 khó hơn nhiều so với năm 2010. Bước khởi động sẽ là chọn một hệ điều hành, sau đó là chọn kích cỡ, rồi chất liệu, màu sắc, bộ nhớ, và cuối cùng là giá. Hoặc đơn giản nhất là chọn cái nào bạn thích thôi bởi thị trường này khác với thị trường của 5 năm trước ở chỗ: Không còn điện thoại nào quá yếu nữa. Mircosoft Kins và BlackBerry Torches không còn nữa bởi cả hai mẫu này đều không đủ mạnh. Sự biến mất của các mẫu điện thoại yếu là minh chứng cho một thị trường phát triển mạnh và liên tục sàng lọc, thay thế những mẫu máy không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Tất cả đưa chúng ta tới một thị trường chỉ toàn flagship. Smartphone đã trở nên quá phát triển cả về phần mềm và phần cứng để có thể tích hợp trong duy nhất một sản phẩm. Sẽ không còn khái niệm flagship khi chất lượng của các máy đều được nâng lên như nhau. Có thể là tin không vui với một số những người muốn sở hữu những gì tốt nhất, hiện đại nhất nhưng sẽ là tin vui cho tất cả người dùng. Bởi chẳng ai cần flagship khi tất cả smartphone đều đẳng cấp.

Theo: Sforum.vn; Nguồn: The Verge.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận