Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Năm 2015 được coi là một năm đầy biến động của thị trường TV với sự quay trở lại của hàng loạt công nghệ xu hướng mới, và cũng là thời cơ vàng để những nhà sản xuất tham gia vào thị trường này có cơ hội khởi sắc.

Cơ hội đều được dành một cách công bằng cho tất cả mọi người. Với các hãng từ Hàn Quốc như Samsung và LG,  họ đã tiếp tục có một năm rất thành công với việc tiếp tục chia nhau những vị trí thị phần lớn nhất trên thế giới. Còn với các nhà sản xuất đến từ Nhật Bản thì sao ? Năm 2015 được coi như một cơ hội không thể tốt hơn dành cho họ như một cách để từng bước lấy lại vị trí và cải thiện tình hình hoạt động ở mảng thiết bị hình ảnh nói chung và TV nói riêng. Song mọi chuyện không phải lúc nào cũng tốt đẹp.
Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Sony, Sharp, Panasonic, Toshiba - những cái tên từng làm rạng danh đất nước Nhật Bản một thời 

Với Toshiba thì 2015 là một năm chưa may mắn. Cách đây vài ngày, Toshiba đã công bố việc sẽ thực hiện tái cơ cấu toàn bộ tập đoàn, cùng với việc cắt giảm khoảng 7.800 nhân lực. Cùng với việc thu gọn quy mô, Toshiba sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa Nhật Bản ở một số ngành hàng chiến lược. Riêng ở mảng TV, Toshiba từng đạt sản lượng 15 triệu chiếc TV xuất xưởng mỗi năm, song giờ đây Toshiba chỉ dám hi vọng về mục tiêu 600.000 chiếc trong năm tới.

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Toshiba đã chính thức rời bỏ thị trường Bắc Mỹ

Đó là tình trạng chung mà Sharp cũng không thể tự mình tránh khỏi. Nối gót theo Hitachi và Fujistu, Sharp vừa bán lại toàn bộ mảng kinh doanh TV của mình tại thị trường Bắc Mỹ cho tập đoàn Trung Quốc Hisense (bao gồm cổ phần, toàn bộ tài sản của Sharp tại thị trường này, và nhà máy sản xuất đặt tại Mexico, cũng như quyền sử dụng thương hiệu Sharp).

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?
Cái tên đứng sau công nghệ màn hình IGZO lừng danh đang thực sự lao đao

Tuy nhiên, Sharp vẫn có phần may mắn khi vẫn giữ được mình tại thị trường nội địa Nhật Bản và một số khu vực trên thế giới, nhờ "bảo bối" IGZO nổi tiếng. Dự kiến, Sharp sẽ xuất xưởng 5,9 triệu chiếc TV trong  năm tài khóa 2015, giảm 16% so với năm trước.

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Một trong số những nhà máy sản xuất tấm nền LCD ít ỏi đặt tại quê nhà ít ỏi mà Sharp còn giữ được

Lần đầu tiên sau 8 năm liên tiếp thua lỗ, mảng TV của Panasonic đã bắt đầu có những bước phục hồi đáng chú ý. Các chuyên gia kinh tế cho rằng nhiều khả năng Panasonic sẽ có lãi sau khi thu hẹp quy mô tại thị trường Mỹ/Trung Quốc và quay về với thị trường nội địa Nhật Bản, song song chăm sóc các thị trường mới của họ như Châu Âu và Bắc Mỹ. Song để mảng TV trở lại với vị trí "con gà đẻ trứng vàng", Panasonic sẽ còn rất nhiều thứ phải làm.

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Tsuga Kazuhiro - chủ tịch tập đoàn Panasonic

Sony luôn tỏ ra đặc biệt, khác những người đồng hương của mình. Trong năm vừa qua, Sony quyết định tách mảng TV ra thành một công ty con độc lâp, và cương quyết không bán mảng sản xuất TV đã khiến cả tập đoàn phải gánh lỗ liên tục trong vòng hơn 10 năm qua, dù các cổ đông không mấy hài lòng. Hiện tại, Sony được coi là đại diện duy nhất của Nhật Bản còn giữ được sự hiện diện tại thị trường Mỹ, dù thị phần thực sự lép vế so với Samsung  và LG.

Với việc thu gọn quy mô sản phẩm, phát triển và đón đầu các xu thế mới nhất như 4K, đồng thời tập trung vào các phân khúc tầm trung và cao cấp, Sony nhìn thấy được những kết quả tích cực đầu tiên trong báo cáo tài chính quý 2/2015. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chưa khẳng định mảng kinh doanh này của Sony đã thực sự phục hồi.

Sau 1 năm, các hãng TV Nhật Bản nổi tiếng giờ ra sao?

Kazuo Hirai - CEO kiêm chủ tịch tập đoàn Sony

Năm 2015 đang trôi qua những  ngày cuối cùng của mình để bước sang năm 2016, song không có thời gian cho sự nghỉ ngơi cho bất cứ nhà sản xuất TV nào, bởi nhu cầu tiêu dùng trong thị trường TV đang dần trở nên bão hòa, và vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc như Hisense hay Xiaomi. Dù vậy, nhiều người vẫn hy vọng những tên tuổi lừng lẫy của Nhật Bản sẽ có thay đổi mạnh mẽ và tích cực hơn để tìm lại được vị thế trước đây.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận