Sao lưu đĩa CD và DVD cho mục đích cá nhân vẫn bị coi là phạm pháp
- 0
-
0chia sẻ
-
Tòa án Tối cao Anh vừa ra phán quyết thay đổi luật được ban bố bởi chính phủ nước này từ năm ngoái, theo đó, việc sao lưu đĩa CD, DVD hay Blu-ray của do chính mình sở hữu cũng bị coi là phạm pháp.
Các tổ chức trong ngành công nghiệp âm nhạc đã lên án mạnh mẽ việc thay đổi một điều luật, mà sự thay đổi này vào năm ngoái cho phép mọi người có thể thoải mái sao lưu bộ sưu tầm đĩa CD, DVD hay Bly-rays của mình . Ngay sau sự thay đổi này, Hiệp hội Nhạc sĩ Anh, Hội Âm nhạc Anh và Hiệp hội các nhà sáng tác, các tác giả đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc điều chỉnh luật đã loại bỏ quyền lợi của giới nhạc sỹ và đặt họ trước nguy cơ bị xâm phạm tác quyền trắng trợn. Tòa án Tối cao đã đồng ý với nền công nghiệp âm nhạc của nước này khi cho rằng việc đổi luật của chính phủ đã phi luật pháp hóa vấn đề tác quyền bởi hành động sao lưu này hoàn toàn không đi kèm với bất kỳ cam kết nào có liên quan đến quyền lợi của tác giả. Trong khi đó, chính phủ Anh đáp lại lại rằng, luật mới chỉ có tác động rất nhỏ, hoặc hoàn toàn không tác động gì tới ngành công nghiệp âm nhạc của nước Anh. Ngược lại, theo nhận định của tờ Guardian, sự “rộng rãi” của chính phủ có thể gây tộn hại 58 triệu Bảng Anh mỗi năm. Việc đổi luật của chính phủ cho phép người dùng sao lưu lại các đĩa nhạc để sử dụng với mục đích cá nhân, được ban hành từ tháng 10 năm ngoái, chịu sự điều chỉnh của luật Bản quyền và Quyền trong hoạt động Biểu diễn. Sau khi có sự điều chỉnh này, nhiều người mới biết rằng sao lưu đĩa CD trước đây từng bị coi là phạm pháp. Với phán quyết của tòa, Luật đã đi được trọn một vòng, từ việc coi sao lưu đĩa cứng là phạm pháp, rồi thành hợp pháp và tới thời điểm này lại bị coi là phạm pháp. Hành động bị coi là vi phạm pháp luật còn bao gồm cả việc sao lưu các dữ liệu dưới dạng số trên eBooks. Các nhà sản xuất chương trình đề nghị đánh thuế khi sao lưu chương trình lên đĩa CD hoặc ổ cứng, thẻ nhớ hoặc các dạng lưu trữ khác. Biện pháp này hiện đã được áp dụng ở một số nước châu Âu. Trên thực tế, chỉ có những quốc gia thượng tôn pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp của người dân rất cao, cộng với hệ thống hạ tầng kiểm soát hiện đại mới có thể thực hiện được những ý tưởng bảo vệ tác quyền triệt để đến như vậy. Trong khi đó tại Việt Nam, phần lớn nguồn nhạc được chia sẻ và sao lưu trên điện thoại, máy nghe nhạc… đều không phép, và dĩ nhiên, không thuế! Điều này có thể mang lại tiện ích cho người nghe nhạc nhất thời, nhưng về lâu dài, nó bóp chết động cơ sáng tác của người lao động nghệ thuật khi trí tuệ và công sức của họ không được đánh giá một cách sòng phẳng.
Bình luận