OnlineFriday: Giảm giá cực sốc hay chỉ là “hư cấu”?

OnlineFriday: Giảm giá cực sốc hay chỉ là “hư cấu”?

Hôm nay (4/12) là ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12, và cũng là ngày đầu tiên mà chương trình OnlineFriday được tổ chức như một sự kiện thường niên do Bộ Công Thương phát động từ năm 2014. Sự kiện này dù mới mẻ nhưng cũng đã có rất nhiều các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam tham gia như Adayroi, Thế giới Di động, Lazada, Zalora, Lingo, Tiki, Deca... với tổng cộng hơn 60.000 mặt hàng được giảm giá lên tới 50 - 70%.

Hấp dẫn là thế, nhưng chúng ta - những người tiêu dùng - vẫn nên thật cẩn thận khi mua hàng trên các website vào ngày này, bởi theo tìm hiểu của Stereo Channel thì hiện đang có không ít những deal "ảo", trên giấy thì ghi là giảm giá sốc, nhưng sự thật thì lại không hề được như vậy.

Dạo một vòng quanh vài trang web bán hàng tham gia chương trình OnlineFriday, chúng ta có thể dễ dàng thấy một số loại mặt hàng tưởng chừng được giảm rất nhiều, lên đến vài chục phần trăm, nhưng vấn đề lại nằm ở mức giá niêm yết ban đầu của chúng.

OnlineFriday: Giảm giá cực sốc hay chỉ là “hư cấu”?

iPhone 6S nào có giá 36,5 triệu đồng ở thời điểm hiện tại?

Như ảnh chụp màn hình một website TMĐT phía trên, không hiểu vì lý do gì mà một chiếc iPhone 6S Vàng Hồng 16GB hàng xách tay lại có giá niêm yết lên tới hơn 36 triệu đồng, để rồi sau khi được giảm tới 56% thì giá "khuyến mãi" lại vẫn còn tới hơn 16 triệu đồng, ngang ngửa với giá của nhiều cửa hàng bán lẻ di động khác kể cả khi chưa có khuyến mãi.

OnlineFriday: Giảm giá cực sốc hay chỉ là “hư cấu”?

iPad Mini 64GB 4G đời đầu có giá 9.5 triệu?

Thêm một ví dụ cho mặt hàng điện tử vốn được nhiều người tiêu dùng quan tâm vào các dịp khuyến mãi. Chiếc iPad Mini 64GB 4G này được "niếm yết" giá gốc lên tới 9,5 triệu đồng, nhưng khi tra lại trên website của một doanh nghiệp lớn khác thì giá bán của sản phẩm này (không có khuyến mãi) chỉ là 7,6 triệu đồng.

OnlineFriday: Giảm giá cực sốc hay chỉ là “hư cấu”?

Còn đây là giá niêm yết bởi một hệ thống khác.

Đó mới chỉ là 2 trong số rất nhiều các mặt hàng bị "độn giá" lên nhằm đánh lừa người dùng về mức giảm "khủng" trên những website mua hàng trực tuyến. Các bạn cũng có thể tự tra khoảng chênh lệch giữa giá "khuyến mãi" và giá thực tế này chỉ bằng vài cú click chuột trên Google.

Chúng tôi không hề có ý nói các bạn hoàn toàn không nên mua hàng từ các nguồn này, mà hãy cân nhắc và kiểm tra thật kĩ lưỡng trước khi thanh toán để không phải ôm cục tức trong lòng khi phát hiện tra mình đã bị "hố".

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận