Những thiết bị số nổi bật tại sự kiện Computer Audio Hà Nội
- 0
-
0chia sẻ
-
Sự kiện đầu tiên về Computer Audio vừa diễn ra tại Hà Nội thu hút sự quan tâm lớn của những người nghe nhạc, chơi máy tại Thủ đô. Trong sự kiện này, hàng loạt các thiết bị nguồn phát số từ bình dân tới cao cấp được dịp khoe tài, thể hiện những ưu thế vượt trội so với nguồn nhạc CD truyền thống. Tại các không gian khác nhau của sự kiện, bên cạnh các hoạt động trao đổi, thảo luận và tư vấn về thiết bị số cũng như xu hướng computer audio, khách mời còn được tận mắt trải nghiệm tính năng vận hành, tận tai thưởng thức, so sánh những phần trình diễn âm thanh của các thiết bị chơi nhạc số. Nhỏ nhắn, đơn giản nhưng mạnh mẽ và hiệu quả là những mô tả cô đọng nhất dành cho chiếc DAC/Amp PMA-50 (12.000.0000 đồng) của Denon. Được đặt gọn gàng bên cặp loa bookshelf của Monitor Audio, nhưng PMA-50 lại tái tạo một không gian trình diễn rộng rãi với âm trầm cực kỳ ấn tượng. Có thể kết nối với cả máy PC lẫn máy MAC, PMA-50 phát nhạc PCM (24 bit/192 kHz) và DSD 2.8 MHz/5.6 MHz. Khi tiếng nhạc nổi lên, nhiều người đã ngỡ ngàng trước sức mạnh của chiếc DAC kiêm ampli nhỏ bé này.
Denon DAC/Amp PMA-50
Một thiết bị số bình dân khác cũng xuất hiện tại sự kiện và thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi tiếng tăm của nó vốn lan truyền trong thời gian gần đây, đó là DAC RDD 1580 của Rotel. Rất tiếc, HifiWorld do ưu tiên tập trung trình diễn công năng, âm thanh của Music Player T+A và DAC Exogal Comet nên RDD 1580 không có dịp trình diễn. Hy vọng trong sự kiện tới thiết bị này sẽ thực sự tạo tiếng vang bởi âm thanh và tầm giá của nó được Stereo nói riêng cũng như các tạp chí chuyên ngành khác đánh giá rất cao.
Rotel DAC RDD 1580
Ở tầm giá cao hơn một chút, chiếc DAC Wadia DI 112 (38.5000.000) cùng ampli số Wadia a102 và cặp loa bookshelf Sonus Faber Olympica I đã tạo nên màn trình diễn giàu tính thuyết phục. Bộ đôi sản phẩm Wadia chỉ là dòng bình dân của hãng, kích thước nhỏ, nhưng không kém phần đẳng cấp khi sánh đôi với cặp loa Ý tuyệt đẹp.
Wadia DAC DI 112
Wadia DI 112 chơi được nhạc ở các định dạng cao cấp và đa dạng với cổng Coxial và Optical tương thích tín hiệu 24 bit/192 kHz. Trong khi đó, ngõ USB nhận tín hiệu đến 32 bit và hỗ trợ DSD64, DSD128, DXD 352.8kHz và DXD 384kHz. Điều khiển thông qua phần mềm Foobar2000 trên laptop, hệ thống Wadia DI 112 và loa Olympica I tạo nên không gian trình diễn của một một bộ dàn lớn, đủ sức phủ âm trong phòng 50m2 mà không bị căng, gắt. Dải trầm xuống cực sâu, đày đặn, trung và trung cao ngọt dịu. Về tổng thể âm thanh đậm đà, nhạc tính và độ chi tiết cao. Hệ thống này rất dễ gây ấn tượng, đặc biệt là về phần trầm, mạnh và sâu như sử dụng một chiếc subwoofer nghe nhạc loại tốt. Trong khi Wadia “làm mưa làm gió” với DAC 321 Decoding Computer (trên bộ dàn Tannoy Kensington GR) và DAC DI 112 thì cách đó không xa, một “người anh em” của Wadia cũng tạo ra sức hút lớn đối khán giả. Chiếc DAC DSD128 Exogal Comet (được làm ra bởi các “cựu binh” của Wadia) khi kết hợp cùng cặp loa bookshelf không dây Dynaudio XEO 4 đã khiến không ít thính giả trầm trồ. Âm sắc của hệ thống có độ cân bằng, trung tính cao, độ động rất tốt giúp cho tác phẩm được trình diễn với nhiều sắc thái khác nhau, những đoạn nhanh, chậm, trầm, bổng, to, nhỏ… đều được tái tạo chính xác gây nên sự hưng phấn cho người nghe. Cặp loa không dây nhỏ của Dynaudio cũng tạo nên một bất ngờ lớn với âm hình sâu và rộng, dải trầm thuộc loại “danh bất hư truyền” mang nhiều nét của dòng loa cao cấp Contour. Chiếc DAC Comet (54.000.000) thực sự đã thoát hoàn toàn khỏi cái bóng của Wadia, điều mà ít người làm được khi chủ nhân của nó đã có hàng chục năm cống hiến tại Wadia.
Exogal Comet DSD DAC
Tại không gian HifiWorld, nhà phân phối đã sử dụng cùng một bản nhạc nhưng được lưu trữ dưới các định dạng khác nhau, hoặc trên đĩa CD, hoặc trong ổ cứng dạng file FLAC với các chuẩn lấy mẫu đa dạng, cho người nghe trải nghiệm trên cùng một thiết bị. Tất cả đều dễ dàng nhận ra ưu thế của file FLAC chuẩn 24 bit/192 kHz trước các định dạng còn lại với không gian rộng mở, âm hình chính xác, độ động tốt hơn, dải cao chi tiết, không gắt…, âm thanh tổng thể được nâng lên cả về góc độ kỹ thuật lẫn nghệ thuật Một trong những chiếc DAC được quan tâm hàng đầu tại sự kiện là AMR DP777ES với cặp giải mã Classic Multibit cho khả năng xử lý nhạc ở chất lượng 32 bit. Điểm đặc biệt của thiết bị là sử dụng cặp bóng đèn điện cho mạch lọc trước khi đưa tín hiệu vào tầng xử lý số. Không nằm ngoài hình dung, khi kết hợp với ampli Synthesis 37DC và cặp loa nhỏ xinh Totem Mite, AMR DP777ES đã tạo nên màn trình diễn âm thanh đậm chất analog, mộc mạc, ấm áp và truyền cảm, có khả năng gây “nghiện”, khiến thính giả luôn chật cứng ở phòng demo của Audio Choice.
DAC AMR DP 777ES và music player Olive 1 (máy tròn trên nóc)
“Music streamer” có lẽ là một khái niệm tương đối xa lạ đối với phần đông người nghe nhạc ở Việt Nam, là một kiểu nghe nhạc từ các trang cung cấp nhạc trực tuyến, có thu phí với nguồn nhạc chất lượng cao. Chiếc music streamer của Accustic Art chơi nhạc trực tuyến qua đồ đánh của cùng hãng với sự thể hiện của cặp loa Vienna Acoustics Baby Beethoven Grand Symphon Edition, thể hiện các file nhạc số chất lượng cao 24 bit/192 kHz, đủ để thuyết phục người nghe. Hệ thống trình diễn khá ấn tượng, nhưng thuyết phục nhất là dòng nhạc cổ điển với âm sắc của nhạc cụ được tái tạo tự nhiên, âm hình rộng, sâu, chính xác cùng độ tinh tế cao.
Accustic Arts Streamer ES (tầng 2)
Thương hiệu số có những sản phẩm với giá bán cao nhất xuất hiện tại sự kiện lần này chính là Aurender của Hàn Quốc với chiếc music server X100L (80.000.000 đồng) và W20 (259.000.000 đồng). Với khả năng phát nhạc có tần số lấy mẫu 24 bit/192 kHz đồng thời tương thích với các định dạng file khác nhau từ AIFF, FLAC,WAV cho tới DSD và bộ lưu trữ 6TB trong ổ, music server Aurender khi kết hợp với bộ giải mã Supremo của Norstar Design (Ý) và loa Acoustic Energy Reference 3 đã “dựng” lên một không gian âm nhạc hoành tráng và lộng lẫy. Từng tiếng đàn, nốt nhạc được bơm căng và lan tỏa trong phòng nghe. Sân khấu âm thanh rộng, phủ đầy trong phạm vi 60m2. W20 xứng đáng “cặp đôi” với những bộ DAC hàng đầu hiện nay để hát huy hết phẩm chát lưu trữ và truyền dẫn file nhạc ở đẳng cấp hi-end.
Music server hi-end Aurender W20
Không chỉ phục vụ các không gian nghe nhạc mở, sự kiện còn xuất hiện những chiếc DAC/Amp dành cho tai nghe. Với giá bán chỉ chừng vài ba triệu, cho tới xấp xỉ 10 triệu một món đồ phục vụ nhạc số cho người chơi tai nghe, không gian demo của 3Kshop và Anh Duy thu hút nhiều người trải nghiệm. Nổi bật là chiếc DAC DSD iFi (12.000.000 đồng) có khả năng giải mã các file nhạc số cao cấp nhất hiện nay (tới DSD 512 và DXD 768). với ampli lắp sẵn, người chơi chỉ cần một bộ tai nghe tốt là đã có hệ thống nghe nhạc headphone từ nguồn phát số hoàn thiện.
iFi headphone DAC
Nhà phân phối Aurender: Sài Gòn Hi-End
Phi Tào
Bình luận