Người ta thực sự có thể phân biệt nhạc chất lượng Hi-Res và CD?

Người ta thực sự có thể phân biệt nhạc chất lượng Hi-Res và CD?

Theo một nghiên cứu mới đây tại Anh Quốc, sự khác biệt giữa hai định dạng âm thanh phổ biến hiện nay là Hi-Res và CD hoàn toàn có thể được phân biệt bởi những khán giả thông thường. Liệu điều này có thể sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc, đưa những định dạng nhạc mới, cao cấp hơn tới nhiều người dùng hơn và dần loại bỏ những định dạng có chất lượng kém?

Người ta thực sự có thể phân biệt nhạc chất lượng Hi-Res và CD?

Đối với những đôi tai khó tính, việc nâng cấp định dạng nhạc lên Hi-res 24-bit/192kHz để phát lại qua một dàn âm thanh cũng cao cấp không kém có thể mang lại sự khác biệt rất lớn về mọi mặt. Tuy nhiên, đối với phần lớn người nghe thông thường vốn chỉ quen với những bản nhạc định dạng MP3 320Kbps, thậm chí là 128Kbps thì sao?

Trường Đại học Queen Mary tại Anh vừa rút ra kết luận sau khi tổng hợp thông tin từ 12.000 bài thử nghiệm yêu cầu người nghe so sánh sự khác biệt giữa 2 định dạng nhạc là Hi-Res và CD . Theo đó, sau khi được "đào tạo" một chút, có lẽ là để dễ tập trung hơn vào những khía cạnh khác nhau của 2 định dạng thì những người tham gia khảo sát có thể phân biệt chính xác trong khoảng 60% số lần nghe.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng âm thanh phân giải cao có thể tạo ra lợi thế về chất lượng, dù không nhiều nhưng cũng rất quan trọng, so với các nội dung thông thường" - Dr Joshua Reiss của ĐH Queen Mary cho biết. Ngoài ra, khả năng phân biệt giữa các định dạng cũng tăng cao hơn nhiều sau khi những người tham gia khảo sát được đào tạo về sự khác biệt cơ bản của chúng.

"Nghiên cứu này là thử nghiệm đầu tiên của chúng tôi để có được cái nhìn tổng quan và công bằng về việc liệu âm thanh Hi-Res có thể phân biệt được rõ ràng hay không. Chúng tôi đã thu thập và phân tích thông tin từ 80 bản thông cáo, thậm chí là cả những nghiên cứu từ rất lâu rồi và tổng hợp chúng lại. Sự khác biệt là rất rõ ràng, và có lẽ việc bây giờ chỉ là tìm hiểu tại sao và làm thế nào mà chúng ta lại phân biệt được chúng mà thôi." - Dr Reiss nói thêm.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của ĐH Queen Mary chỉ ra rằng nếu được chỉ trước về những khía cạnh có thể có sự khác biệt, những người bình thường cũng có thể nhận ra sự vượt trội của nhạc Hi-Res, và đây không hề là một định dạng để "làm màu" và "vô dụng". Các thông tin mới và chi tiết hơn của nghiên cứu sẽ được trường đăng tải trên số mới của tờ Audio Engineering Society.

Người ta thực sự có thể phân biệt nhạc chất lượng Hi-Res và CD?

Về lý thuyết, sự khác biệt giữa chất lượng nhạc CD và Hi-res là rất lớn.

Vậy những người khác, đặc biệt là những ai đã quá quen thuộc với định dạng Hi-Res thì nghĩ sao? Thành viên Gilboa của WhatHifi cho rằng, nếu cần phải "đào tạo" trước về sự khác biệt giữa 2 định dạng để có thể phân biệt chúng thì không ổn chút nào. Tuy nhiên, anh cũng nghĩ rằng thời đại của những dịch vụ stream nhạc chất lượng Hi-Res đã tới nhờ những bước tiến vượt bậc trong công nghệ truyền tải và lưu trữ.

 Một thành viên khác thì phủ định hoàn toàn kết quả nghiên cứu của ĐH Queen Mary, đưa ra lập luận rằng cách tổng hợp thông tin của họ là không phù hợp, lấy dẫn chứng từ một bài thử nghiệm của Hiệp Hội Âm Thanh Boston xuất hiện từ lâu và khẳng định rằng người bình thường gần như không thể phân biệt được hai định dạng nhạc, và rằng nhạc Hi-Res thật là "nhảm nhí".

Còn bạn thì sao? Bạn có nghĩ rằng sự khác biệt giữa Hi-Res và CD là đủ lớn để những đôi tai bình thường cũng có thể nhận ra?

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận