Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Hy vọng về sự hồi sinh của những chiếc đĩa nhựa ở thời điểm này nghe có vẻ không khả thi cho lắm, không phải là do doanh số không tăng, mà là do không có đủ nguồn cung cho các hãng đĩa.

Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Thực tế, doanh số của các loại đĩa nhựa kể từ năm 2011 đã có xu hướng tăng mạnh dần, có khi lên tới 80% so với năm trước đó. Thế nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, hiện tại, chúng ta không còn nhiều các nhà máy để phục vụ cho nhu cầu sản xuất ra các loại đĩa này. Ngoài ra, những chiếc đĩa nhựa hiện đại cũng chỉ được sản xuất từ máy móc, công cụ đã cũ được "tân trang" lại, không hoàn toàn đảm bảo được chất lượng đầu ra. Chất lượng máy móc đã thấp, số lượng ít khiến cho cả ngành công nghiệp đĩa nhựa bị trì trệ, nhiều khi các hãng phải đợi gần 1 năm trời mới đến lượt ép đĩa của mình.

Tuy nhiên, mọi chuyện chắc chắn sẽ thay đổi trong thời gian tới, khi mà một công ty Canada, có tên là Viryl Technologies vừa thông báo họ sẽ chi ra 1 triệu USD để đầu tư cho nhà máy ép đĩa nhựa hoàn toàn mới để nâng cao sản lượng sản phẩm. Nhà máy này sẽ đi vào hoạt động ngay trong cuối năm nay.

Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Không chỉ đảm bảo được số lượng đĩa, công ty còn tự hào về những cỗ máy ép được thiết kế lại, hiện đại hơn, tự động hóa hoàn toàn, vượt trội so với các sản xuất cũ đã xuất hiện từ những năm 1960.

Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Một kĩ sư của Vyril Technologies bên cạnh chiếc máy ép đĩa thử nghiệm.

Ngoài Viryl Technologies, Third Man Records cũng đã công bố hãng sẽ bắt tay vào sản xuất đĩa nhựa trong thời gian tới với trang thiết bị được lắp ráp bởi một công ty Đức có tên Newbilt Machinery. Tuy nhiên, những loại máy mà họ dùng chỉ là phiên bản copy của các mẫu máy đời cũ, nghĩa là hiệu quả cũng như chất lượng có thể sẽ không cao bằng.

"Chúng tôi muốn giúp ngành công nghiệp này thoát khỏi thế "nút cổ chai"" - Dẫn lời Chad Brown, CEO của Viryl - "Chúng tôi sẽ còn đầu tư lâu dài, không thể biến mất chỉ trong 1 2 năm đâu."

Muốn “hồi sinh” đĩa nhựa, công ty này chi 1 triệu USD cho nhà máy sản xuất mới

Chad Brown và đồng nghiệp.

Bên cạnh sản xuất đĩa, Viryl Technologies cũng sẽ bán những máy ép của họ cho các công ty khác với giá 160.000 USD mỗi chiếc. Brown chia sẻ, hiện họ đã có gần 100 khách hàng tiềm năng muốn mua máy, trong đó thương vụ đầu tiên đã hoàn thành trong tháng Hai rồi.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận