ISIS đã dùng máy PS4 để lên kế hoạch tấn công Paris?

ISIS đã dùng máy PS4 để lên kế hoạch tấn công Paris?

Vụ khủng bố khiến ít nhất 127 người chết tại thủ độ Paris, Pháp vài ngày trước hiện vẫn đang là một trong những chủ đề nóng nhất trên các mặt báo và các mạng xã hội. Bên cạnh những sự cảm thông sâu sắc tới người dân tại đây thì người ta còn đang gấp rút tìm kiếm các thông tin về vụ khủng bố này, và mới đây thì có vẻ như phương thức thực hiện cuộc tấn công của những tên khủng bố đã được phơi bày.

ISIS đã dùng máy PS4 để lên kế hoạch tấn công Paris?

Theo các nhà chức trách, những tên khủng bố thuộc ISIS đã sử dụng những chiếc máy Play Station 4 và mạng lưới Play Station Network (PSN) của Sony để thực hiện việc liên lạc và lên kế hoạch cho cuộc tấn công. Kết luận này được đưa ra sau những cuộc điều tra bắt giữ những tên khủng bố quanh vùng Brussels, Bỉ. Một trong những vật chứng quan trọng được tìm thấy là một chiếc máy Play Station 4.

Sau đó, một bộ trưởng người Bỉ đã lên tiếng khẳng định đây chính là cách mà những tên khủng bố liên lạc với nhau, lợi dụng mạng lưới PSN vốn rất khó để kiểm soát do có quá nhiều người dùng. Ông nói rằng PS4 thậm chí còn khó theo dõi hơn cả WhatsApp, và thực tế thì trước đây đã có không ít những tên tội phạm sử dụng thành công những phương thức liên lạc tương tự để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Gần như mỗi khi bất kì thế hệ máy chơi game nào được ra mắt thì chúng đều gặp phải những lo ngại về bảo mật thông tin, dù là từ Microsoft hay Sony. Chúng thường bị các công ty mẹ coi nhẹ về vấn đề này, thậm chí nhiều người còn tin rằng nếu như chính phủ mà muốn theo dõi người dân thì cũng cực kì dễ dàng để làm được thông qua hệ thống camera trên các máy Kinect hay PS.

ISIS đã dùng máy PS4 để lên kế hoạch tấn công Paris?

Người dùng cũng nên cực kì cẩn thận nếu không muốn bị theo dõi thông qua các hệ máy chơi game như thế này.

Các phần tử khủng bố liên lạc qua mạng lưới PSN không chỉ bằng những tin nhắn riêng hay các cuộc đàm thoại trực tiếp. Những tài liệu mà Edward Snowden tung ra trước đây đã chỉ ra rằng NSA đã từng ghi lại được những cuộc gặp mặt ảo trong game của những kẻ khủng bố. Phương thức giao tiếp của chúng cũng cực kì khó đoán. Chúng có thể đưa thông tin trong khi đang chơi game, ví dụ như để lại thông điệp bằng những phát đạn trên tường trong Call of Duty hay vẽ lại bản đồ bằng dao găm và những vật dụng trong game, và đây chính là lý do tại sao người ta lại phải lo sợ tới mức này. Sẽ chẳng ai có thể phát hiện ra hành động và kế hoạch của chúng một khi ván chơi kết thúc hay những vết đạn dần mờ đi.

Cũng vì số lượng người dùng của các hệ máy chơi game là quá lớn, lên tới hàng chục triệu lượt truy cập mỗi ngày nên việc theo dõi được những vấn đề xảy ra trên mang lưới này là điều gần như không thể. Bên cạnh đó, các nhà chức trách cũng thường xuyên kiểm tra, theo dõi thông qua mạng di động hoặc máy tính nhiều hơn là mạng lưới của game. Thậm chí, kể cả khi họ có quyền truy cập vào thông tin người chơi game thì cũng vẫn cực kì khó để phát hiện ra kẻ đó có phải là phần tử khủng bố hay không, bởi những thông tin này thì có quá ít đẻ kết luận, nhất là khi so với những gì họ có thể thu được từ điện thoại hay máy tính.

Sau khi những thông tin này được đưa ra, có lẽ Sony và Microsoft sẽ phải hứng chịu khá nhiều chỉ trích khi không chú tâm vào vấn đề bảo mật trên các hệ máy chơi game của họ. Bên cạnh đó, nhiều khả năng là trong tương lai, cả hai hãng sẽ bắt buộc phải chia sẻ thông tin và cho phép những cơ quan nhà nước được quyền theo dõi người chơi trên hai mạng lưới này để phát hiện ra những phần tử xấu một cách dễ dàng hơn, hoặc ít nhất cũng phải xem xét lại hệ thống bảo mật mang tính "hên xui" mà họ đưa lên các hệ máy chơi game của mình. Chính Sony cũng đã không ít lần bị kẻ xấu hack vào hệ thống của PSN, và có lẽ cuộc thảm sát tại Paris lần này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho sự lơ là của hãng trong vẫn đề bảo vệ thông tin người dùng cũng như tránh bị lợi dụng các lỗ hổng bảo mật không đáng có.

Cùng chủ đề

Bình luận