“In” đồ ăn thật tại gia nhờ công nghệ 3D

“In” đồ ăn thật tại gia nhờ công nghệ 3D
Một sản phẩm đi ngược lại với phương pháp nấu ăn truyền thống - sử dụng máy in 3D để tạo ra thức ăn thật chuẩn đến từng milimet.

“In” đồ ăn thật tại gia nhờ công nghệ 3D

Giáo sư công nghệ Hod Lipson cùng đội ngũ sáng tạo của trường Đại học Columbia (CU team) đã phát triển thành công mẫu thử máy in 3D dùng trong nhà bếp. Từ những nguyên liệu nội chợ thường thấy ở thể bột, gel, chất lỏng… bằng phần mềm vi tính, một món ăn được định lượng chuẩn đến từng milimet sẽ được “in” ra theo nghĩa đen. “Việc nấu ăn đã tồn tại từ lâu”, giáo sư Lipson chia sẻ, “nhưng nếu bạn nghĩ công nghệ và phần mềm dường như đang len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống thì bạn đã nhầm. Công nghệ bếp núc còn rất nguyên thủy. Chúng ta vẫn sẽ phải nhờ cậy đến bếp lửa, giống như tổ tiên chúng ta đã làm hàng nghìn năm trước”.

“In” đồ ăn thật tại gia nhờ công nghệ 3D

Tương tự các máy in thức ăn 3D khác như Foodini, Cheflet… thiết bị của CU team được thiết kế với mục đích cân nhắc đồ ăn hữu dụng, hỗ trợ làm bếp và tạo chế độ ăn kiêng theo nhu cầu một cách chuẩn xác. “Máy in thức ăn không thể thay thế nấu ăn truyền thống. Chúng không thể giải quyết tất cả vấn đề về nhu cầu dinh dưỡng hay nấu tất cả mọi thứ chúng ta nên ăn. Tuy nhiên, chúng có thể tạo ra đa dạng các loại thức ăn tươi, đầy đủ dinh dưỡng theo yêu cầu, biến đổi những công thức kỹ thuật số và nguyên liệu cơ bản thành món ăn tốt cho sức khỏe, phù hợp dùng hàng ngày”.

Giới thiệu CU 3D Food Printer

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực sự “nấu” trong máy in? Rất nhiều máy in thức ăn 3D ra đời để chế tạo những đồ ăn không cần nhiệt như kẹo hay socola, hay hiện đại hơn là máy in pizza dùng cho các phi hành gia NASA đều chỉ dừng ở việc in thức ăn và phải đem đi nấu sau đó. Còn với máy in của CU team, một nguyên tố có khả năng tạo nhiệt được gắn bên trong máy giúp thức ăn được nấu chín ở nhiều mức nhiệt và thời gian khác nhau. Phần mềm thông minh được phát triển bởi các nhà khoa học của Đại học Columbia cho hay, mọi đầu bếp nghiệp dư có thể tự thiết kế hình dáng thức ăn theo ý muốn. Bếp trưởng Herve Malivert tại International Culinary Center tại New York nhấn mạnh: “Sẽ rất tuyệt nếu được chứng kiến các thức ăn được in ra y hệt các bản vẽ và phác thảo hình học. Chiếc máy này sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ ở nhà mà còn trong các trung tâm y tế, bệnh viện hay các trại dưỡng lão”. Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: Columbia University

Nguồn: Gizmag

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận