Đừng tỏ ra chán nản trong giờ học, máy móc cũng phát hiện được đấy!

Đừng tỏ ra chán nản trong giờ học, máy móc cũng phát hiện được đấy!
Một giáo viên Trung Quốc mới đây đã nghĩ ra và thực hiện  ý tưởng đưa công nghệ nhận diện khuôn mặt vào giảng đường nhằm theo dõi xem có sinh viên nào "chán học" không. Nếu bạn đã từng bước chân vào lớp học hay giảng đường thì gần như chắc chắn rằng, bạn đã biết tới cái cảm giác chán nản buồn ngủ khi nghe lời giảng đều đều du dương trên bục xa kia. Nhưng trừ những trường hợp “kệ đời việc tôi tôi ngủ” ra, thì thường bạn sẽ lịch sự chống cằm chịu đựng nó (không lịch sự thì cũng là sợ bị giáo viên/giảng viên soi).

Đừng tỏ ra chán nản trong giờ học, máy móc cũng phát hiện được đấy!

Công nghệ phân tích biểu cảm có thể chỉ rõ ai đang "chán học".

Nhưng trong lớp khoa học của thầy Wei Xiaoyong thì không phải lo chuyện giảng chán đến mức buồn ngủ. Giảng viên Đại học Tứ Xuyên này có cho mình một hệ thống nhận dạng khuôn mặt tự thiết kế, nhằm xác định xem sinh viên có đang chán học quá hay không. Với việc xác định cảm xúc trên mặt theo thời gian, giảng viên Wei sẽ điều chỉnh bài giảng của mình sao cho đỡ chán nhất. Hiển nhiên là không chắc chắn hệ thống sẽ có hiệu quả tuyệt đối, nhưng nó sẽ khiến việc xác định cảm xúc của học sinh dễ dàng hơn với việc quét qua toàn bộ khuôn mặt của sinh viên. Anh Wei đã chia sẻ phương pháp này với các đồng nghiệp của mình ở các trường đại học khác. Hơn nữa, một thiết bị nhận dạng khuôn mặt như vậy sẽ không chỉ có tác dụng trong phòng học, nó sẽ còn có nhiều ứng dụng khác nữa. Chỉ mong là các thầy cô không sử dụng nó để phạt những học sinh buồn chán trong lớp, như thế là đi ngược lại với mục đích sử dụng của nó rồi!

Theo: GenK.

Cùng chủ đề

Bình luận