Đừng chia sẻ miễn phí nếu muốn cứu ngành công nghiệp âm nhạc!

Đừng chia sẻ miễn phí nếu muốn cứu ngành công nghiệp âm nhạc!

Trái với các dự đoán trước đây, những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến lại được cho là nhân tố chính để "cứu rỗi" cả ngành công nghiệp âm nhạc, trong khi các trang web chia sẻ nội dung miễn phí thì chính là nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng.

Đừng chia sẻ miễn phí nếu muốn cứu ngành công nghiệp âm nhạc!

Doanh thu bán đĩa vẫn đang suy giảm nhanh chóng.

Đây là một trong những kết luận được đưa ra từ báo cáo mới nhất của Liên đoàn sản xuất âm nhạc toàn cầu (IFPI). Theo đó, doanh thu của toàn ngành trong năm 2015 đã tăng 3.2% trong năm vừa qua, mức cao nhất trong 2 thập kỉ gần đây nhất, đạt 15 tỷ USD. Kì lạ hơn, họ nhận thấy rằng phần lớn doanh thu (2.9 tỷ USD) lại đến từ các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (có trả phí hoặc chèn quảng cáo), lần đầu tiên vượt qua được doanh số bán nhạc qua đĩa. Điều này tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và vị thế của các dịch vụ online trong tương lai gần.

Tuy nhiên, dù có tăng trưởng nhưng các nhà phân tích lại đang lo ngại rằng cách trang web chia sẻ nhạc miễn phí, điển hình là Youtube, sẽ trở thành nguyên nhân gây sụt giảm doanh thu cho toàn ngành công nghiệp. Những dịch vụ này cho phép người dùng tự upload các nội dung lên, chia sẻ nó với nhiều người khác mà các nghệ sĩ và nhà sản xuất có thể chẳng nhận lại một đồng nào, dù quảng cáo thì vẫn được gắn đầy rẫy.

Đừng chia sẻ miễn phí nếu muốn cứu ngành công nghiệp âm nhạc!

Lượng ngườii dùng và doanh thu ước tính của các dịch vụ trải phí và miễn phí.

Ước tính khoảng 900 triệu người dùng không trả phí trên các trang chia sẻ nhạc hợp pháp chỉ mang về cho các nhà sản xuất 634 triệu USD (phần lớn từ lượt click quảng cáo), tương đương với khoảng 4% doanh thu toàn ngành năm vừa qua. Trong khi đó, 68 triệu người dùng trả phí download năm 2015 (tăng từ 41 triệu người năm 2014) đã giúp họ thu về 2 tỷ USD. Số lượng các trang nghe nhạc miễn phí thu tiền từ quảng cáo đã tăng gấp đôi tại Mỹ và tăng 88% tại Anh chỉ tính riêng trong năm 2015.

Báo cáo nhận định “Ngành âm nhạc muốn phát triển thì phải giải quyết dứt điểm sự chênh lệch này. Các trang chia sẻ nhạc miễn phí gắn quảng cáo có thể sẽ cướp hết khách hàng của các dịch vụ nghe nhạc trả phí khác”.

Đừng chia sẻ miễn phí nếu muốn cứu ngành công nghiệp âm nhạc!

Dự đoán doanh thu từ các dịch vụ trong tương lai (Màu tím: bán đĩa, màu xám: tải online, màu xanh: nghe trực tuyến).

Về phần Youtube, họ khẳng định rằng tính đến nay, công ty mẹ Alphabet đã chi trả hơn 3 tỷ USD cho các nhà sản xuất nhạc – và con số này vẫn đang tăng mạnh qua các năm.

Đại diện Youtube phát biểu: “Chỉ khoảng 20% người dùng sẵn sàng trả tiền mua nhạc. Vì vậy mà việc Youtube đang làm chính là giúp các nhà sản xuất nhạc, các nghệ sĩ kiếm tiền từ 80% người dùng không trả phí còn lại. Thị trường quảng cáo trực tuyến hiện đáng giá 200 tỷ USD và thực sự là một cơ hội khổng lồ.”

Từ tháng 12 năm ngoái, Youtube cũng đã ra mắt dịch vụ xem video trả phí không có quảng cáo, gọi là Youtube Red để phần nào làm nguôi đi cơn giận của các nhà sản xuất âm nhạc, nhưng con số chính xác về lượng người dùng và doanh thu vẫn chưa được Google công bố. Về phần Apple và Spotify, các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến kèm quảng cáo và trả phí của họ đã đóng góp 1 phần không nhỏ vào doanh thu toàn ngành, bù đắp lại cho phần sụt giảm 1% từ doanh thu download trả phí và 4,5% từ doanh thu bán đĩa.

Nguồn: Wall Street Journal, tham khảo GenK.

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận