Dùng âm thanh để “bắn” thuốc vào cơ thể không cần tiêm

Dùng âm thanh để “bắn” thuốc vào cơ thể không cần tiêm

Các nhà khoa học Úc vừa phát triển thành công một loại sóng âm mới với mức năng lượng cao hơn, đủ để tinh chỉnh tế bào gốc và đưa thuốc trực tiếp vào cơ thể mà không cần phương pháp tiêm như hiện nay.

Dùng âm thanh để “bắn” thuốc vào cơ thể không cần tiêm

Trong tương lại, chúng ta sẽ không cần sử dụng kim tiêm như thế này nữa

Dạng sóng âm này được gọi là "surface-reflected bulk waves" (tạm dịch: sóng gộp bề mặt phản xạ), thực chất được tạo thành từ 2 dạng sóng âm có sẵn là: sóng  gộp và sóng bề mặt. Cách kết hợp này tạo ra một loại sóng âm khác mạnh hơn với tần số cao hơn, biên độ thấp hơn.

Giáo sư Amgad Rezk của Đại học RMIT cho biết: "Về cơ bản thì nó sẽ “la hét” vào chất lỏng để nó dao động mạnh, phá vỡ nó thành dạng hơi."

Trong một thử nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra một chiếc bình xịt, sử dụng loại sóng này, để đưa thuốc vào phổi của bệnh nhân. Giáo sư Amgad Rezk tiếp tục cho biết: “Thời gian thực hiện phương pháp này chỉ là 30 giây, thay vì 30 phút như trước đây.” Sự kết hợp năng lượng giữa 2 loại sóng cơ bản giúp thuốc “bắn” thuốc với tốc độ 5 ml/phút thay vì chỉ có 0,2 ml/phút, tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Các nhà khoa học cũng tạo ra một thiết bị mới mang tên HYDRA để tạo thành dạng sóng âm này. HYDRA được kỳ vọng sẽ giúp đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân với liều lượng cực kỳ chính xác, hoặc tiêm thuốc vào cơ thể, tiêm vaccine cho trẻ em mà không cần kim tiêm. Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm thiết bị mới với phương pháp chữa ung thư phổi bằng tế bào gốc."

Trước đây người ta đã tìm cách sử dụng sóng bề mặt để bơm và trộn chất lỏng trên quy mô rất nhỏ, nhưng vướng phải nhược điểm về tốc độ thực hiện rất chậm, qui trình phức tạp và khó đảm bảo ổn định. Do đó giải pháp đưa sóng gộp vào sẽ ổn định hóa quá trình này, đồng thời đạt được mức năng lượng sóng cao hơn như đã nói ở trên.

Theo Sciencealert

Nên xem

Cùng chủ đề

Bình luận